Lại Thị Nhật Lệ

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc có được hưởng trợ cấp thôi việc?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là trường hợp một bên trong quan hệ lao động muốn chấm dứt quan hệ lao động mà không cần có sự thỏa thuận hoặc đồng ý với bên còn lại theo quy định của pháp luật. Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng với quy định pháp luật có thể phát sinh vấn đề bồi thường thiệt hại.

1.Tư vấn quy định của pháp luật lao động

Hiện nay, khi mà Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thì người lao động cần chủ ý những vấn đề gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của minh? Trình tự, thủ tục giải quyết chế độ ra sao?

Đã có rất nhiều khách hàng đã liên hệ với Luật Minh Gia để được tư vấn. Nếu bạn cũng có những thắc mắc, băn khoăn về vấn đề này thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Nếu bạn gặp như vướng mắc liên quan tới vấn đề trên, hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi tới tổng đài 1900.6169 để được giải đáp hoặc tham khảo tình huống tư vấn sau đây.

2.Trả lời câu hỏi tư vấn về đơn phương chấm dứt hợp đồng

Câu hỏi tư vấn: Đơn vị của tôi có ký hợp đồng thử việc với thời gian là 60 ngày với 1 kỹ sư môi trường (từ ngày 01/11 -31/12/2020). Nhưng đến ngày 03/12 thì người này đến phòng nhân sự báo xin nghỉ, và bắt đầu nghỉ từ ngày 04/12/2020. Vì vậy tôi xin hỏi: Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng này thì đơn vị tôi có cần phải làm thủ tục gì để giải quyết chế độ không? Chúng tôi có cần làm Biên bản chấm dứt hợp đồng, hoặc thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động không?

Trả lời câu hỏi tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Sau khi nghiên cứu trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 về trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết và hưởng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động

Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động, trừ các trường hợp sau:

a) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động.

Trong trường hợp này bên đơn vị của bạn ký hợp đồng thử việc 60 ngày đối với một kỹ sư môi trường (từ ngày 01/11 -31/12/2020). Nhưng đến ngày 03/12 thì người này đến phòng nhân sự báo xin nghỉ, và bắt đầu nghỉ từ ngày 04/12/2020. Với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng này bên đơn vị của bạn sẽ không phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động do họ chưa đáp ứng đủ những điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (người lao động thường xuyên làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên và thuộc các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019).

Thứ hai, về việc có cần làm biên bản chấm dứt hợp đồng, hoặc thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động trong trường hợp này không?

Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019

Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2.Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Vậy nên bên kỹ sư môi trường mà đơn vị của bạn ký kết hợp đồng thử việc có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc trong thời gian thử việc và bên đơn vị của bạn cũng không cần biên bản chấm dứt hợp đồng lao động hay thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn về trường hợp của mình!

Trân trọng!

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn