Đòi lại quyền sử dụng đất cho mượn thế nào?

Xin chào Công ty Luật Minh Gia. Em có bà chị đang sinh sống và làm việc bên Pháp . Cách đây hơn 30 năm mẹ của chị đó đưa tất cả mọi người trong gia đình định cư bên Pháp nên căn nhà ở Việt Nam cho nhà nước mượn và bà mẹ của chị đó hiện tại đã qua đời rất lâu rồi . Giấy tờ nhà chị ấy vẫn còn giữ đầy đủ .

Như vậy chị ấy có thể đòi lại được đất đai nhà cửa hay không ? Chị ấy quốc tịch Pháp , chị ấy có đủ căn cứ để lấy lại nhà hay không và có thể ủy quyền cho người ở Việt Nam thay thế được hay không ? quy định pháp luật thế nào mong luật sư tư vấn, Em xin cám ơn.

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề của anh chúng tôi  tư vấn như sau:

Về tư cách pháp lý của người tham gia giao dịch:

Theo thông tin anh cung cấp, hiện tại mẹ chị đó đã mất, và người mẹ của chị đó  có một căn nhà tại Việt Nam hiện đang cho Nhà nước mượn, tuy nhiên hiện nay chị đó đang mang quốc tịch Pháp, vì vậy căn cứ theo quy định Bộ Luật Dân sư  “Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”. Theo đó quyền thừa kế đối với căn nhà trên sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

>> Tư vấn quy định về đòi lại quyền sử dụng đất, gọi: 1900.6169

Về quyền thừa kế, anh không đề cập rõ khi mẹ chị đó mất có để lại di chúc hay không. Nếu như có di chúc, thì việc chia sẽ xác định theo di chúc, còn nếu không có sẽ thực hiện việc chia thừa kế theo pháp luật.

Về hàng thừa kế, theo quy định tại Bộ Luật Dân sự:

"Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Theo quy định, khi thực hiện việc chia thừa kế theo pháp luật, chị đó sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Vậy nên chị có quyền đối với phần thừa kế của mình, và có tư cách pháp lí khi tham gia vào các quan hệ liên quan đến phần thừa kế mà mình được hưởng.

Về quy định của pháp luật để làm căn cứ giải quyết trong trường hợp này:

Theo quy định tại BLDS, người mượn tài sản được chuyển giao quyền chiếm hữu và quyền sử dụng đối với tài sản trong một thời gian. 

"Hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Quyền của bên cho mượn tài sản

Bên cho mượn tài sản có các quyền sau đây:

1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;

2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn;

3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do người mượn gây ra."

Vậy, trong hợp đồng cho mượn tài sản, nếu như các bên không thoả thuận về thời hạn mượn tài sản thì bên cho mượn có quyền đòi lại tài sản khi bên mượn đã đạt được mục đích, hoặc nếu có thoả thuận về thời hạn mượn thì bên cho mượn vẫn có quyền đòi lại tài sản nếu có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn.

Với trường hợp của anh, khi mẹ chị này cho Nhà nước mượn thì chỉ thực hiện việc chuyển giao quyền chiếm hữu và quyền sử dụng, còn quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về người mẹ này. Căn nhà  tính đến nay đã được Nhà nước mượn hơn 30 năm, người có quyền sử dụng đất đã mất nên chị có thể thực hiện quyền đòi lại căn nhà đó, nếu có căn cứ pháp lý.

Chị này có quyền tự mình yêu cầu hoàn trả lại căn nhà hoặc ủy quyền cho cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thay mặt tham gia giải quyết. Trường hợp ủy quyền phải có Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169