Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Đổi đất nông nghiệp bằng miệng có đòi lại được không?

Chào Luật sư tôi muốn hỏi trường hợp đổi đất nông nghiệp bằng miệng và không lập thành văn bản của tôi như sau: Để thuận tiện cho việc canh tác, hai gia đình ông A và ông B có thỏa thuận đổi ruộng đất nông nghiệp cho nhau từ năm 1995 với hình thức đổi bằng miệng.

Cụ thể, gia đình ông A có thửa ruộng diện tích là 1 sào 12 thước (bắc bộ) lấy thửa ruộng của ông B, thửa ruộng có diện tích là 1 sào (bắc bộ), gia đình ông A đã các thêm cho gia đình ông B số tiền là 1.700.000 VN đồng, từ năm 1995. Hai gia đình đã canh tác ổn định trên mỗi thửa ruộng đã đổi cho nhau đến nay.

Trong thời gian canh tác, do thửa ruộng của ông A đã đổi cho ông B đó cạnh đường Quốc lộ 2A, khi Nhà nước cải tạo đường, đất đá xô chàn xuống nhiều lên ông A đã đổ đất để cải tạo thửa ruộng đó làm bãi rửa xe các loại lên cho thu nhập rất cao. Ông B thấy ông A thu nhập cao lên ông B đã xuống nhà ông A để đòi lại ruộng của mình mà năm 1995 đã đổi cho ông A đó, nhưng ông A không trả. Ông B đã làm đơn khởi kiện đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết theo nguyện vọng của mình.

Phía chính quyền địa phương đã tổ chức hòa giải tại buổi hòa giải ông A đã đồng ý hỗ trợ một khoản tiền cho ông B nhưng ông B không đồng ý và vẫn tiếp tục đòi ruộng, ông đã có đơn khởi kiện gửi lên tòa án sơ thẩm.

Trong trường hợp trên cơ hội của ông B có đòi được lại ruộng của ông A không? Xin quý công ty Luật Minh Gia tư vấn. Xin cảm ơn nhiều!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng trao đổi tài sản như sau:

1. Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa  các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.
2. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.
3. Trong trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

4. Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 430 đến Điều 439, từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản

Căn cứ vào quy định của pháp luật thì hợp đồng trao đổi tài sản phải được thể hiện bằng hình thức văn bản có công chứng. Việc ông A và ông B tiến hành trao đổi ruộng đất nông nghiệp với nhau bằng miệng mà không được lập thành văn bản là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật, do đó giao dịch trên không có hiệu lực.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì : khi tham gia tố tụng các đương sự có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó trong trường hợp này, nếu hai bên khởi kiện ra Tòa để giải quyết tranh chấp, tùy thuộc vào chứng cứ các bên có thể cung cấp và hồ sơ vụ án, năng lực thu thập chứng cứ chứng minh của các bên đương sự đến đâu, Tòa án sẽ tiến hành xét xử dựa trên các chứng cứ các bên đưa ra và ra bản án, quyết định đúng người đúng tội.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Đổi đất nông nghiệp bằng miệng có đòi lại được không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169