Triệu Lan Thảo

Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn cơ sở?

Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp, là cơ quan chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Vậy việc thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp được quy định như thế nào, có bắt buộc doanh nghiệp nào cũng phải thành lập công đoàn cơ sở hay không? Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

1. Quy định pháp luật về công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp

Công đoàn cơ sở là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, do đó không bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải thành lập công đoàn cơ sở, tuy nhiên đối với doanh nghiệp cần có công đoàn cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Do đó, nếu doanh nghiệp bạn đang muốn thành lập tổ chức công đoàn tại cơ sở thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Minh Gia để được giải đáp về các vấn đề:

- Trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở;

- Mức đóng đoàn phí công đoàn của người lao động;

- Sử dụng nguồn tài chính công đoàn.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.  

2. Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn cơ sở hay không?

Câu hỏi: Kính chào Luật sư. Em nhờ Luật sư tư vấn giúp em vấn đề thành lập công đoàn cơ sở như sau ạ. Công ty em (TNHH vốn Hàn Quốc) mới thành lập từ tháng 9/2016 với khoảng 50 lao động Việt Nam. Hiện tại chưa có đoàn viên hay Đảng viên. Có bắt buộc phải thành lập công đoàn không và nếu phải lập thì gọi là công đoàn cơ sở phải ko ạ. Nếu có thì quy trình thủ tục như thế nào thưa Luật sư.

Nếu phải thành lập nhưng người lao động không muốn tham gia đoàn viên thì có buộc duy trì tổ chức này không. Kinh phí hoạt động và trích nộp như thế nào. Nếu ko thành lập hoặc lập trễ thì bị xử lý ra sao ạ. Luật sư tư vấn và chia sẻ nguồn tham khảo giúp em. Em hoàn toàn chưa rõ về lĩnh vực công đoàn nhưng sắp tới phải nhận nội dung thành lập công đoàn. Vì khi đi nộp thang bảng lương thì Sở lao động từ chối vì họ bảo bên em không có công đoàn, kêu về thành lập công đoàn. Em xin cảm ơn Luật sư.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, có bắt buộc phải thành lập công đoàn

Luật công đoàn 2012 quy định:

"Điều 1. Công đoàn

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động) cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; ...

...

Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn

1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”

Như vậy, Công đoàn được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đều thành lập Công đoàn với lý do: giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp phải xâydựng thỏa ước lao động, thương lượng tập thể, nội quy, quy chế lao động, trong đó có những lĩnh vực bắt buộc phải có sự tham gia của tổ chức công đoàn tại cơ sở.

Thứ hai, về trình tự, thủ tục thành lập công đoàn

Theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2013:

"Điều 17: Trình tự thành lập công đoàn cơ sở

1. Người lao động thành lập Công đoàn cơ sở:

a. Người lao động tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và được Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ.

Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ đề nghị với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về hướng dẫn việc tuyên truyền, vận động, thu nhận đơn gia nhập Công đoàn của người lao động và chuẩn bị việc tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.

b. Khi có đủ số lượng người lao động tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn theo quy định tại khoản 1, Điều 16, Điều lệ này thì Ban vận động tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

c. Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ công bố danh sách người lao động xin gia nhập Công đoàn; tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở; bầu Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.

d. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra quyết định công nhận đoàn viên và Công đoàn cơ sở.

đ. Hoạt động của Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chỉ hợp pháp sau khi có quyết định công nhận của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

..."

Như vậy, công đoàn cơ sở được thành lập từ phía người lao động hoặc từ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Thứ ba, về kinh phí hoạt động của công đoàn

Điều 37 Điều lệ công đoàn 2013 quy định về Tài chính Công đoàn như sau:

“1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tài chính của Công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

a. Đoàn phí Công đoàn do đoàn viên đóng hằng tháng bằng một phần trăm (1%) tiền lương.

...

d. Các nguồn thu khác: Thu từ các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề tài, đề án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

...”

Như vậy, kinh phí hoạt động của công đoàn do Đoàn viên công đoàn và người lao động đóng, ngoài ra có ngân sách Nhà nước hỗ trợ và từ các nguồn thu khác.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Tổng đài luật sư tư vấn luật Lao động trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo