Định tội hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Thời hạn tạm giam, tạm giữ
xin luật sư cho e biết ?? tội chồng e có giảm nhẹ??mức án chồng e phải lãnh là bao nhiêu??sao 5 tháng rồi mà cũng chưa cho gặp??? mong luật sư trả lời, cám ơn luật sư
TRẢ LỜI:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất về tội danh:
Theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn đã “thò tay móc” tiền trong túi của một người đi đường. Tuy nhiên bạn không miêu tả cụ thể hành vi này diễn biến như thế nào nên chúng tôi đặt giả thiết như sau:
Trường hợp 1, chồng bạn lén lút móc tiền trong túi người đi đường.
Trong đó, lén lút ở đây được hiểu là chồng bạn cố ý thực hiện một việc làm bất minh, vụng trộm, giấu diếm không để lộ cho người khác biết, nhằm mục đích chiếm đoạt trái phép tài sản của họ. Trong trường hợp này, chồng bạn có thể phạm tội trộm cắp tài sảnđược quy định tại điều 173 Bộ luật hình sự 2015: Tùy vào mức độ phạm tội mà tòa án có thể tuyên khung hình phạt căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi. Cụ thể:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1.Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
…
Tuy nhiên, theo quy định tại điều 173 Bộ luật hình sự 2015 trích dẫn trên thì tội trộm cắp tài sản có cấu thành tội phạm vật chất, tức tội phạm này chỉ hoàn thành khi người thực hiện hành vi phạm tội gây ra hậu quả (chiếm đoạt được tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng- năm mươi triệu đồng, hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng…).
Trong trường hợp của bạn, chồng bạn chưa chiếm đoạt được tài sản của người đi đường. Đây được cho là hành vi phạm tội chưa đạt. Và theo quy định tại điều 57 Bộ luật hình sự 2015 thì:
Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
.....
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Đây có thể được xem là một trong những căn cứ để giảm nhẹ hình phạt cho chồng bạn.
Trường hợp 2, chồng bạn lợi dụng sơ hở của người đi đường, công khai chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn nhanh chóng giật lấy tài sản.
Trong trường hợp này chồng bạn có thể phạm tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 quy định. Cụ thể
Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
…
Thứ hai: Về vấn đề tạm giam, tạm giữ
Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định về thời hạn tạm giam như sau:
''1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.''
Trong đó, theo quy định tại khoản Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015thì:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên chúng tôi không thể khẳng định việc cơ quan điều tra tạm giam chồng bạn với thời hạn 5 tháng như hiện nay là đúng hay sai. Bạn có thể chiểu theo quy định pháp luật đã trích dẫn trên đây để xem xét và khẳng định.
Về quyền của người bị tạm giam: người được tạm giam được gặp gỡ nhân thân theo quy định tại mỗi tháng một lần nếu được Cơ quan tạm giam cho phép theo quy định của Luật Tạm giam, tạm giữ. Như vậy việc cơ quan điều tra tạm giữ chồng bạn 5 tháng như hiện và không cho gặp gỡ nhân thân thì phải đưa ra lý do hợp lý của việc không cho thân nhân thăm gặp.
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất