LS Hoài My

Điều kiện người lao động được thanh toán công tác phí

Điều kiện người lao động được thanh toán tiền công tác phí là gì? Mức hưởng là bao nhiêu? Trong trường hợp nào thì người lao động không được thanh toán tiền công tác phí? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về lao động

Chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được pháp luật quy định như thế nào? Điều kiện để người lao động được thanh toán công tác phí là gì? Trường hợp nào người lao động không được thanh toán công tác phí? Trong trường hợp cơ quan, đơn vị không thanh toán công tác phí thì người lao động phải làm gì để đảm bảo được quyền lợi cho mình? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc đã liên hệ tới Luật Minh Gia để tư vấn. 

2. Chế độ công tác phí cho người lao động

Nội dung đề nghị tư vấn: Tôi đang làm văn thư hợp đồng hiện mức lương tôi đang nhận là 1.150.000đ/tháng hệ số 1.0 và không có khoản công tác phí nào khác. Nhưng theo TT số 09/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập quy định việc khoán tiền công tác phí theo tháng không quá 300.000đ/tháng và hợp đồng văn thư hệ số là 1.35 theo NĐ số 204/2004/NĐ-CP. Trường hợp của tôi như trên thì được thanh toán như thế nào?

Trả lời. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau.

Thông tư quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập là Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 chứ không phải là thông tư 09/2010/TT-BTC như bạn đã nêu ở trên.

Và theo thông tin bạn cung cấp thì hiện tại bạn đang làm văn thư theo hợp đồng nhưng bạn không nói rõ về vấn đề khi ký hợp đồng thì bạn và cơ quan nơi bạn đang làm có thỏa thuận với nhau về chi trả công tác phí trong hợp đồng không. Nếu như trong hợp đồng, hai bên không có thỏa thuận về vấn đề chi trả khoản công tác phí thì bạn sẽ phải thực hiện theo hợp đồng. Theo đó, bạn sẽ không được chi trả tiền công tác phí.

Còn nếu trong hợp đồng lao động bạn và cơ quan nơi bạn đang làm có thỏa thuận về chi trả công tác phí thì bạn sẽ được chi trả khi đủ điều kiện được chi trả. Pháp luật hiện hành đã quy định về vấn đề này như sau.

Khoản 3, khoản 4 Điều 1 thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập quy định như sau:

“3. Các điều kiện để được thanh toán công tác phí:

- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;

- Được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác; hoặc có giấy mời của các cơ quan tiến hành tố tụng ra làm nhân chứng trong các vụ án có liên quan đến công việc chuyên môn;

- Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định tại Thông tư này (trừ các trường hợp được phép thanh toán theo phương thức khoán).

4. Những trường hợp sau đây không được thanh toán công tác phí:

- Thời gian điều trị, điều dưỡng tại cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, dưỡng sức;

- Những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng chế độ đối với cán bộ đi học;

- Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác;

- Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.”

Căn cứ vào những quy định trên, nếu bạn được cơ quan nơi bạn làm việc cử đi công tác và đáp ứng điều kiện để được thanh toán công tác phí thì bạn mới được chi trả khoản công tác phí. Nếu như bạn thuộc đối tượng đủ điều kiện để được thanh toán công tác phí mà cơ quan vẫn không trả thì bạn có thể làm đơn gửi lên Hòa giải viên lao động để được Hòa giải viên tiến hành hòa giải cho hai bên. Trường hợp mà hòa giải cũng không thành thì bạn có thể làm đơn gửi lên Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, bạn phải để ý đến thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, cụ thể như:

Điều 202 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:

“1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169