Điều kiện hưởng và cách tính trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động?
Điều kiện hưởng và cách tính trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động?
Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động?
Tư vấn về cách tính trợ cấp thôi việc
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
==========================
Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ hai - Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc
Chào luật sư! Cho hỏi về vấn đề việc làm sau khi nghỉ xong chế độ thai sản nhờ luật sư giải đáp giúp. Vợ tôi làm giám đốc tài chính cho 1 resort 5 sao, lúc vợ tôi bắt đầu nghỉ thai sản thì chuyển Chủ đầu tư nên ban giám đốc đều bi cho nghỉ và hưởng trợ cấp thôi việc là 2 tháng lương, đến tháng 2 vợ tôi bắt đầu đi làm lại thì công ty điều động vợ tôi nhận chức kế toán thuế (từ 1 giám đốc tài chính giờ bị điều làm kế toán thuế lương thì không thay đổi) với ý là sẽ làm cho vợ tôi tự nghỉ việc công ty sẽ không hỗ trợ trợ cấp thôi việc, nhờ luật sư tư vấn giúp công ty làm như vậy có đúng luật không, và tôi phải làm gì, để khi nghỉ việc vẫn được trợ cấp thôi việc. Cảm ơn
Trả lời tư vấn: Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của vợ anh chúng tôi tư vấn như sau:
Về việc công ty điều chuyển vợ anh từ giám đốc tài chính thành kế toán thuế, Điều 35 Bộ luật Lao động 2012 về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động quy định:
"1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết".
Theo đó, nếu hợp đồng lao động cũ đang ghi rõ chức danh và công việc của vợ anh đang làm giám đốc tài chính, nay công ty muốn chuyển vợ anh làm công việc của kế toán trưởng hay thay đổi chức danh làm kế toán trưởng thì cần phải có sự đồng ý của vợ anh. Như vậy vợ anh có quyền khiếu nại lên lãnh đạo công ty yêu cầu thực hiện theo hợp đồng lao động ban đầu đã giao kết và khiếu nại lên Phòng lao động thương binh và xã hội để được bảo vệ quyền lợi trong trường hợp lãnh đạo công ty không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng.
Về điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc, Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 quy định điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc là:
"1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc".
Như vậy nếu vợ anh có thời gian làm việc mà không tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì vợ anh có thể được hưởng trợ cấp thôi việc nếu chấm dứt hợp đồng lao động vì một trong các lý do sau: (1) hết hạn hợp đồng lao động; (2) đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; (3) hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động; (4) đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu; (5) bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án; (6) chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; (7) công ty chấm dứt hoạt động; (8) vợ anh thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 37 Bộ luật Lao động 2012; hoặc (9) công ty thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với vợ anh theo Điều 38 Bộ luật Lao động 2012, công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ, hoặc vì lý do kinh tế mà phải cho vợ anh nghỉ.
Anh tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
==========================
Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ ba - Tự đóng BHXH khi nghỉ việc không lương có phải trả trợ cấp thôi việc không?
Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Quy định về trợ cấp thôi việc theo quy định của bộ luật lao động
Theo thông tin a/c cung cấp thì từ tháng 8/2008 đến hết 31/12/2008 thực tế ông Bình không tham gia lao động nhưng vẫn tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đầy đủ (thời điểm này chưa áp dụng quy định về tham gia bảo hiểm thất nghiệp). Từ đó, có thể hiểu trong khoảng thời gian 5 tháng này thực tế ông Bình nghỉ việc không hưởng lương nhưng về hình thức (thể hiện trên giấy tờ, hồ sơ của doanh nghiệp) thì ông Bình vẫn làm việc và đóng BHXH, BHYT. Do vậy, xét về mặt thực tiễn thì thời gian này ông Bình nghỉ việc không hưởng lương tự nguyện nên không được tính là thời gian làm việc thực tế để chi trả trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên nếu xét về mặt giấy tờ chứng minh thì công ty a/c vẫn có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho ông Bình trong thời gian này. Hơn hết các bên nên có sự thỏa thuận về vấn đề này để có cách giải quyết phù hợp và thỏa đáng.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất