Nguyễn Thị Thùy Dương

Điều kiện hưởng lương hưu

Hưởng lương hưu là quyền lợi của người tham gia BHXH khi họ đáp ứng điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật. Vậy, những điều kiện này được quy định như thế nào? Có gì thay đổi theo từng thời kỳ?

Câu hỏi: 

Gửi Luật Sư: Xin tư vấn về việc nghỉ hưu sớm trước tuổi. Tôi tên là Vũ T, sinh ngày 03/11/1967,  giới tính nữ. Quá trình công tác của tôi như sau:

Năm 1988: Tốt nghiệp Đại học Ngân hàng    

Từ tháng 02/1990 - 05/2010 (20 năm 04 tháng): Làm kế toán Kho bạc Nhà nước (là công chức)

Từ tháng 07/2010 - 07/2010: Làm kế toán ngân hàng thương mại cổ phần (ở Hà Nội)

Tổng thời gian đóng BHXH: 25 năm 4 tháng

1. Nay sức khỏe của tôi bị giảm sút, không thể đảm nhiệm công việc được nữa, tôi muốn nghỉ hưu sớm trước tuổi, nghỉ luôn trong năm 2015 này có được không? Khi nghỉ như thế này thì tôi được hưởng bao nhiêu % so với trường hợp đủ tuổi và đủ thời gian đóng bảo hiểm (75%).

2. Trưởng hợp tôi được nghỉ hưu sớm trong năm 2015 này, thì tôi có được nhận tiền hưởng chế độ lương hưu hàng tháng ngay không? Hay tôi phải đợi đến năm tôi đủ 50 tuổi mới bắt đầu được nhận tiền hưởng chế độ lương hưu hàng tháng.

3. Tôi thấy nói: Nếu sang năm 2016 Tôi mới nghỉ hưu, thì khi đó chế độ có nhiều thay đổi so với việc năm nay tôi nghỉ hưu. Xin Luật sư cho biết cụ thể về trường hợp này.

4. Rất mong nhận được sự hỗ trợ của Luật sư trong thời gian sớm nhất, để tôi có lựa chọn kịp thời về việc nghỉ hưu trong năm 2015.

Xin cảm ơn!

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn cho Luật Minh Gia. Đối với vấn đề bạn quan tâm, Luật Minh Gia tư vấn như sau: 

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn sinh năm 1967, tính đến năm nay (2015), bạn 48 tuổi và bạn có mong muốn nghỉ hưu vào năm 2015 (áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội 2006). Tuy nhiên, bạn khá băn khoăn về chế độ hưu trí theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (có hiệu lực vào 01/01/2016). 

Vì vậy, chúng tôi sẽ lập bảng so sánh về chế độ hưu trí đối với trường hợp của bạn để bạn đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho bản thân. 

 

Luật Bảo hiểm xã hội 2006

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Tuổi nghỉ hưu 

Thông thường: 55 tuổi

Có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 50 tuổi

Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên: 45 tuổi

Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Không phụ thuộc tuổi

Thông thường: 55 tuổi

Có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 50 tuổi

Suy giảm khả năng lao động: 

  • 61% - 81%: 46 tuổi (mỗi năm tăng thêm 01 tuổi)

  • 81% trở lên: 

Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Không phụ thuộc tuổi

Mức hưởng lương hưu

(tính theo tỷ lệ % mức bình quân tiền lương đóng BHXH)

Mức hưởng = 45% + (số năm đóng BHXH - 15 năm) x 3% (mức hưởng tối đa: 75%)

Trường hợp nghỉ theo chế độ suy giảm khả năng lao động, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi trừ 1%

Mức hưởng = 45% + (số năm đóng BHXH - 15 năm) x 3% (mức hưởng tối đa: 75%)

Trường hợp nghỉ theo chế độ suy giảm khả năng lao động, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi trừ 2%

Từ 01/01/2018 thì mức hưởng lương hưu sẽ tính theo công thức khác, bạn có thể tham khảo tại Điều 56. 

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH (MBQ)

MBQ = MBQ của các thời gian

Trong đó, MBQ của thời gian làm công chức bằng MBQ của 05 năm cuối làm viên chức. 

MBQ = MBQ của các thời gian

Trong đó, MBQ của thời gian làm công chức bằng MBQ của 05 năm cuối làm viên chức. 

Như vậy, nếu bạn suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì bạn có thể nghỉ hưu trong năm nay (2015) và được hưởng lương hưu theo quy định. 

Tuy nhiên, nếu bạn không đủ điều kiện hưởng lương hưu theo chế độ suy giảm khả năng lao động thì bạn vẫn có thể xin nghỉ hưu nhưng phải chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mới được hưởng lương hưu. 

Trân trọng!

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn