Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động gôm những gì?
Mục lục bài viết
1. Nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động cần điều kiện gì?
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014,
Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Như vậy, từ thông tin bạn cung cấp mẹ bạn sinh năm 1972, tính đến năm 2016 thì mới được 44 tuổi mà có nhu cầu muốn nghỉ hưu theo chế độ suy giảm khả năng lao động. Tuy nhiên, theo quy định trên thì vẫn bắt buộc phải đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi ( 46 tuổi trong trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 61% trở nên; 45 tuổi trong trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 81% trở nên) mặc dù bạn đáp ứng đủ điều kiện về khả năng suy giảm nhưng không đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi thì vẫn không được về hưu để hưởng chế độ này.
Tuy nhiên, bạn có thể tiến hành bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đợi đến khi đủ tuổi thì làm thủ tục hưởng chế độ.
---
2. Tư vấn về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
Câu hỏi:
Tôi sinh ngày 14/06/1964 đã tham gia công tác trong ngành BCVT tháng 11/1980 và đã đóng bảo hiểm liên tục từ 11/1980 đến 4/2015. Đến 01/5/2015 tôi nghỉ việc theo chế độ mất sức lao động vậy tôi có bị trừ phần trăm do chưa đủ 60 tuổi không. Nếu có trừ bao nhiêu phần trăm, kính mong Công ty tư vấn.
Trả lời:
Cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bác chúng tôi tư vấn như sau:
Tại Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP có quy định:
“Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động được quy định như sau:
Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương hưu của người đủ điều kiện quy định tại Điều 26 Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
2. Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời.”
Tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định 152/2006/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
“Người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định này, mức lương hưu hằng tháng được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 Nghị định này thì mức lương hưu giảm đi 1%”
Tại điểm a và điểm b Mục IV.3 Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP có quy định:
“a) Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
b) Mức lương hưu hằng tháng theo Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng đối với người nghỉ hưu trước tuổi được tính như quy định tại điểm a khoản này. Nhưng mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ hưởng lương hưu giảm đi 1%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ thì được tính tròn thêm một tuổi.
- Đối với người nghỉ hưu theo khoản 1 Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì lấy mốc tuổi 60 đối với nam và tuổi 55 đối với nữ để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định.
- Đối với người nghỉ hưu theo khoản 2 Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì lấy mốc tuổi 55 đối với nam và tuổi 50 đối với nữ để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định.”
Theo thông tin bác cung cấp, bác sinh ngày 14/06/1964 tính đến thời điểm bác nghỉ việc (01/5/2015) bác được 50 tuổi 11 tháng. Như vậy, theo quy định trên, bác sẽ được tính tuổi nghỉ hưu là 51 tuổi.
Ngoài ra, bác đã tham gia đóng BHXH từ tháng 11/1980 đến tháng 4/2015, như vậy, bác đã tham gia đóng BHXH được 34 năm 5 tháng. Do đó, tỷ lệ lương hưu hàng tháng của bác sẽ được tính như sau:
+) 15 năm đầu tính bằng 45%;
+) Từ năm thứ 16 đến năm thứ 34,5 là 20,5 năm, tính thêm: 20 x 2% = 41%;
=> Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bác là: 45% + 41% = 86%. Tuy nhiên, pháp luật quy định mức tối đa là 75%. Do vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bác chỉ tính là 75%.
+) Bác làm việc trong ngành BCVT nên độ tuổi nghỉ hưu theo quy định là 60 tuổi
=> Pháp luật có quy định mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ hưởng lương hưu giảm đi 1%. Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bác là: 75% - 9% = 66%.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất