Nguyễn Nhàn

Điều kiện nhận bảo hiểm thai sản năm 2024

Lao động nữ muốn hưởng chế độ thai sản cần đáp ứng được các điều kiện gì? Năm 2021 chế độ thai sản của lao động nữ có thay đổi gì so với các năm trước đó hay không là vấn đề được rất nhiều người lao động quan tâm. Để tìm hiều về vấn đề chế độ thai sản, quý khách có thể tham khảo nội dung chúng tôi tư vấn dưới đây:

1. Điều kiện nhận bảo hiểm thai sản quy định thế nào?

Nội dung câu hỏi:

Chào Luật Minh Gia, tôi vào làm việc tại công ty đến tháng 5/202x tôi mới được vào chính thức và nộp bảo hiểm từ tháng 5/202x. Hiện tại tôi đang có thai dự sinh là tháng 25/10/202x này. Nhưng vì sức khỏe ngày 1/9/202x tôi đã xin nghỉ chế độ thai sản (do công việc đi thị trường đi khắp tỉnh nên sưc khỏe không đảm bảo nên mình xin nghỉ sớm). Trong thời gian nghỉ tháng 9/202x tôi có 2 giấy khám của bệnh viện nghỉ 5 ngày, và một hồ sơ nằm viện dưỡng sức. Xin hỏi luật sư trường hợp của tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Tôi hỏi bên nhân sự thì mấy chị nhân sự công ty nói tôi không được hưởng chế độ thai sản. Rất mong sớm nhận được hồi âm của luật sư. Chúc luật sư sức khỏe và thành công trong công việc.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp bạn đang vướng mắc Luật Minh Gia tư vấn như sau:

- Thứ nhất, quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản

Về điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

…”

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: đã đóngbảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh con;

Trường hợp 2: đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên, khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì đóng bảo hiểm từ đủ 03 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước sinh.

- Thứ hai, chế độ bảo hiểm thai sản của người lao động

Đối chiếu với trường hợp của chị, ngày 25/10/20xx chị dự sinh nhưng từ tháng 9/20xx chị đã nghỉ việc không đóng bảo hiểm do đó 12 tháng trước sinh của chị được tính từ tháng 10/2021 đến 9/20xx.

Do chị mới tham gia bảo hiểm từ tháng 05/20xx đến tháng 8/20xx do đó, tính trong thời hạn 12 tháng trước sinh chị mới đóng được 03 tháng bảo hiểm xã hội, không đáp ứng được điều kiện đóng đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội trở lên trong thời hạn 12 tháng trước sinh.

Đồng thời, nếu tháng 5/20xx chị mới bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội (trước đó chưa tham gia BHXH đủ 1 năm) hoặc việc chị nghỉ sinh từ tháng 9 không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc nghỉ dưỡng thai thì chị chưa đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định nêu trên.

---

2. Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản của người lao động nữ thế nào?

Câu hỏi:

Em tôi làm việc cho một công ty tư nhân.Thời gian làm việc là 2 năm.(kí hợp đồng hơn 1 năm). Trong thời gian làm việc, em tôi mang thai, thời điểm mang thai là tháng 06/20xx.Hợp đồng lao động của em tôi hết hạn vào ngày 11/12/xx. Nay công ty không tái ký hợp đồng với em tôi nữa.Vậy luật sư cho tôi hỏi: Trong thời gian thai sản, người lao động khi hết hợp đồng, công ty có quyền không tái ký là đúng hay không? Nếu không tái ký hợp đồng,em tôi phải làm gì để được hưởng chế độ thai sản?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, công ty tư vấn như sau:

Căn cứ Bộ luật lao động có quy định:

"3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động."

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trường hợp của em gái bạn không thuộc trường hợp cấm của quy định pháp luật.  Hợp đồng của em gái bạn với người sử dụng lao động là hợp đồng chấm dứt do hết hạn hợp đồng. Pháp luật không có quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải tiếp tục kí kết hợp đồng với phụ nữ đang mang thai, việc kí kết hợp đồng hoàn toàn do ý chí của các bên.

Em bạn mang thai vào tháng 6/20xx nên sẽ sinh vào năm 20xx, Do đó, căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau: “Người lao động nữ khi sinh con đươc hưởng chế độ thai sản phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.

Như vậy, cần căn cứ vào ngày sinh của em gái bạn, tính ngược trở lại 12 tháng, nếu trong thời gian đó mà em gái bạn có đủ 6 tháng tham gia bảo hiểm xã hội thì e bạn được hưởng chế độ thai sản và sẽ được hưởng chế độ thai sản, không phụ thuộc vào việc lúc đó bạn còn làm việc cho công ty hay không.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo