Mạc Thu Trang

Điều kiện được hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm

Ngày nghỉ hằng năm là quyền lợi của người lao động khi tham gia vào quá trình lao động. Vậy với viên chức thì ngày nghỉ hàng năm được quy định cụ thể như thế nào? Đối với những ngành nghề có tính chất đặc thù như giáo dục thì lịch nghỉ hằng năm của viên chức công tác tại các trường học có sự khác biệt không? Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn của Công ty Luật Minh Gia như sau:

Điều kiện được hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm

Ngày nghỉ hằng năm là quyền lợi của người lao động khi tham gia vào quá trình lao động. Vậy với viên chức thì ngày nghỉ hàng năm được quy định cụ thể như thế nào? Đối với những ngành nghề có tính chất đặc thù như giáo dục thì lịch nghỉ hằng năm của viên chức công tác tại các trường học có sự khác biệt không? Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn của Công ty Luật Minh Gia như sau:

1. Tư vấn quy định của pháp luật về ngày nghỉ của viên chức

Tại các trường học, học sinh, sinh viên có những khoảng thời gian nghỉ hè kéo dài, vậy trong khoảng thời gian đó, theo quy định của pháp luật, viên chức làm việc tại các phòng ban trong các cơ sở giáo dục có được nghỉ không? Ngày nghỉ của viên chức được quy định trong văn bản pháp luật nào? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

- Quy định của pháp luật về viên chức:

Theo quy định tại Điều 13 Luật Viên chức năm 2010 về quyền của viên chức về nghỉ ngơi quy định:

Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.”

- Quy định của pháp luật lao động về ngày nghỉ hằng năm:

Nghỉ hằng năm được pháp luật lao động quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 và được hướng dẫn bởi Điều 65, 66, 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

.....”

- Trong thời gian học sinh nghỉ hè, viên chức làm việc tại các phòng ban trong các cơ sở giáo dục có được nghỉ không?

Khoản 3 điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên như sau:

3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.”

2. Tư vấn về ngày nghỉ của nhân viên phòng thực hành, thí nghiệm

Nội dung tư vấn: Tôi hiện đang là viên chức thiết bị thí nghiệm tại 1 trường THPT ở Hà Nội. Những năm học trước, tôi chỉ được nghỉ 14 ngày (tính cả t7,cn) trong hè, trong năm học tôi làm việc 40g/ tuần. Nhưng tôi thấy ở một số huyện trong thành phố, hay ở tỉnh Phú Thọ có cả công văn nêu rõ "nhân viên phòng thực hành, thí nghiệm được nghỉ 2 tháng hè". Vậy xin luật sư cho tôi hỏi, sở giáo dục Hà Nội có văn bản nào quy định về việc nghỉ hè cho viên chức thiết bị như tôi ko? Và nếu chưa có mà tôi xin đề xuất thì cần làm những gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Điều 13 Luật viên chức 2010 quy định về Quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:

“1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.”

Theo quy định trên viên chức được quyền nghỉ hàng năm, nghỉ lễ tết theo quy định của luật lao động. Bộ luật lao động 2019 quy định lao động làm việc đủ 12 tháng thì hưởng 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Tuy nhiên, đối tượng là giáo viên thì có quy định điều chỉnh riêng như sau:

Khoản 3 điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định:

3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.”

Như vậy, đối với giáo viên thì ngoài ngày nghỉ theo luật lao động thì họ còn được  nghỉ hè 02 tháng có hưởng lương. Tuy nhiên, nhân viên thiết bị trường hợp có tính chất công việc khác với giáo viên. Giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh do vậy được nghỉ hè theo lịch học sinh nghỉ hè. Nhưng nhân viên thiết bị trường học thì phục vụ nhu cầu của cả học sinh, cả thầy cô. Hiện nay, không có quy định pháp luật chung áp dụng trên cả nước về  vấn đề cho nhân viên thiết bị trường học nghỉ hè 2 tháng có hưởng lương.

Việc một số địa phương có công văn cho nhân viên thiết bị trường học và nhân viên y tế nghỉ hè 02 tháng có hưởng lương là quyết định cá biệt của từng địa phương. Dựa trên nhu cầu sử dụng thiết bị cụ thể từ phía nhà trường và đề xuất gửi lên cấp trên sở giáo dục đào tạo của tỉnh có thể xem xét giải quyết cho phù hợp với thưc tế.

Vì công văn mang tính chất cá biệt của từng tỉnh nên không được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do vậy, chúng tôi không thể xác định trong địa bàn thành phố Hà Nội có công văn điều chỉnh vấn đề này hay không. Nên bạn có thể làm đơn đề nghị gửi Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội để yêu cầu giải quyết quyền lợi cho viên chức là nhân viên thiết bị trường học cho phù hợp với nhu cầu và hoạt động thực tiễn của trường học trong thời gian 02 nghỉ hè trên địa bàn thành phố.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo