Nguyễn Ngọc Ánh

Điều kiện bán đấu giá quyền sử dụng đất và trình tự, thủ tục tiến hành bán đấu giá quyền sử dụng đất

Trong trường hợp nào thì được thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất? Trình tự, thủ tục đấu giá như thế nào? Luật Minh Gia tư vấn về vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn pháp luật đất đai

Mặc dù Luật Đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn không có quy định cụ thể về khái niệm đấu giá quyền sử dụng đất nhưng thông qua thực tiễn nghiên cứu và thi hành Luật Đất đai có thể hiểu: Đấu giá quyền sử dụng đất là việc Nhà nước giao quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất với phương thức đấu giá công khai, công bằng cho mọi tổ chức, cá nhân nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Do đó, trong quá trình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, bạn cần phải xem xét các quy định của pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể của địa phương. Nếu có vướng mắc chưa rõ, bạn có thể hỏi ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

2. Tư vấn trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất

Hỏi: Luật sư cho hỏi về thủ tục bán đấu giá đất đai như sau: Kế hoạch sd đất ở nông thôn năm 2015 của xã tôi được huyện phê duyệt là 0,4ha vị trí thuộc đất UBND xã quản lý 5%, loại đất hiện trạng là đất lúa. Hiện xã đã thuê tư vấn lập mặt bằng quy hoạch chi tiết, trên đất không phải giải phóng mặt bằng. Vậy xin hỏi để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất thì trình tự như thế nào? Xim cảm ơn!

Điều kiện bán đấu giá quyền sử dụng đất và trình tự, thủ tục tiến hành bán đấu giá quyền sử dụng đất

Điều kiện bán đấu giá quyền sử dụng đất (ảnh minh họa)

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới công ty Luật Minh Gia! Sau đây, chúng tôi xin tư vấn yêu cầu của anh như sau:

Thứ nhất, chúng tôi tư vấn cho anh về điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất  khi nhà nước giao đât, cho thuê đất.

Khoản 1 Điều 119 Luật đất đai 2013 quy định về thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất như sau:

"1. Điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất:

a) Đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đất đã được giải phóng mặt bằng, đất có tài sản gắn liền với đất mà tài sản thuộc sở hữu nhà nước;

c) Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này;

b) Phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 58 của Luật này đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư”.

Như vậy, ngoài kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đất đã được giải phóng mặt bằng thì phương án đấu giá quyền sử dụng đất  được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ hai, về trình tự, thủ tục để tổ chức bán đấu giá.

Nghị định 17/2010/ NĐ – CP về bán đấu giá tài sản quy định về trình tự, thủ tục bán đầu giá quyền sử dụng đất như sau:

- Lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản ( Điều 22 Nghị định 17/2010/ NĐ – CP).

Người có tài sản bán đấu giá có quyền lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, hình thức bán đấu giá quy định tại Nghị định này để bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá ( Điều 23 Nghị định 17/2010/ NĐ- CP). Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá được xác định trước khi ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản hoặc trước khi chuyển giao tài sản để bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản

Đối với bất động sản, tổ chức bán đấu giá tài sản phải niêm yết việc bán đấu giá tài sản tại nơi bán đấu giá, nơi có bất động sản bán đấu giá và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản bán đấu giá chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Đối với tài sản bán đấu giá là động sản có giá khởi điểm từ ba mươi triệu đồng trở lên và bất động sản thì đồng thời với việc niêm yết, tổ chức bán đấu giá tài sản phải thông báo công khai ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ba ngày trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi có tài sản bán đấu giá về việc bán đấu giá tài sản. Thời hạn thông báo công khai được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Việc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cũng được thực hiện đối với tài sản bán đấu giá là động sản có giá khởi điểm dưới ba mươi triệu đồng, nếu người có tài sản bán đấu giá yêu cầu.

Niêm yết, thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của tổ chức bán đấu giá tài sản;

b) Thời gian, địa điểm bán đấu giá tài sản;

c) Danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản bán đấu giá;

d) Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá;

đ) Địa điểm, thời hạn trưng bày tài sản bán đấu giá;

e) Địa điểm, thời hạn tham khảo hồ sơ tài sản bán đấu giá;

g) Địa điểm, thời hạn đăng ký mua tài sản bán đấu giá;

h) Những thông tin cần thiết khác liên quan đến tài sản bán đấu giá, gồm cả những thông tin mà người có tài sản bán đấu giá yêu cầu thông báo công khai.

- Trưng bày, xem tài sản bán đấu giá: Đối với tài sản bán đấu giá là bất động sản thì người tham gia đấu giá tài sản được trực tiếp xem tài sản từ khi niêm yết và thông báo công khai cho đến trước ngày mở cuộc bán đấu giá tài sản hai ngày.

Để tìm hiểu chi tiết trình tự, thủ tục bán đầu giá quyền sử dụng đất, anh có thể tham khảo cụ thể tại Nghị định 17/2010/ NĐ – CP về bán đấu giá tài sản.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169