Nguyễn Ngọc Ánh

Điều động giáo viên làm việc tại trường khác quy định thế nào?

Tôi là giáo viên tiểu học, công tác gần nhà. Hiện nay tôi đang mang thai tháng thứ 9 ( sinh con thứ 3), vì nhà trường chuẩn bị làm hồ sơ đề nghị công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 nên PGD và UBND huyện điều tôi đi trường khác cách nhà 9KM. Trường hợp tôi bị PGD và UBND huyện điều động xa nhà như vậy đúng hay sai?

 

Trả lời: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như chị trình bày, chị hiện là giáo viên  tiểu học, công tác gần nhà và hiện đang mang thai thắng thứ 9 ( sinh con thứ 3).

Khoản 1 Điều 5 Quyết định 1531/QĐ-BTC về hình thức kỷ luật:

“ Điều 5. Quy định về hình thức kỷ luật:

1.     Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức sinh con thứ 3.

2.     ...”.


Vậy, theo quy định trên thì viên chức sinh con thứ 3 sẽ bị xử lí kỷ luật “ khiển trách”. Như chị trình bày thì trường hợp chị sinh con thứ 3 ( trừ trường hợp được quy định tại điều 2 quyết định trên) thì chị sẽ bị xử lí kỷ luật là khiển trách. Đây có thể là căn cứ làm ảnh hưởng tới thi đua của chị.

Chị còn trình bày, vì nhà trường chuẩn bị làm hồ sơ đề nghị công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 nên PGD thay mặt UBND huyện điều chị làm ở một đơn vị khác.

Điểm c khoản 1 Điều 26 Quyết định 1531/QĐ-BTC về nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc như sau:

“ Điều 26. Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc

1.     Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:
.....
c) Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc”.


Hợp đồng làm việc được ký kết là căn cứ pháp lí ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa các bên; quy định quyền và nghĩa vụ của các bên. Các bên phải thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng, trong đó có cả điều khoản “ địa điểm làm viêc”.

Trường hợp phòng GD & ĐT điều chị tới đơn vị khác cách nhà 9 km. Do chị chưa cung cấp quyết định mà phòng GD & ĐT “ điều” chị làm việc tại trường khác là do biệt phái hay chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp hiện tại và ký kết hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp khác.

Tuy nhiên, cả hai trường hợp biệt phái viên chức theo điều 36 Luật viên chức 2010 hay chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi đều bị pháp luật cấm.

Vậy, để làm sáng tỏ vấn đề trên chị cần gửi đơn khiếu nại tới hiệu trưởng hoặc trưởng phòng GD & ĐT để được trả lời căn cứ chấm dứt hợp đồng tại đơn vị trên.

Điều 29 Luật viên chức 2010 quy định các trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức:

Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:

a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;

b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;

c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;

đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho viên chức biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Đối với viên chức do cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển dụng, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

b) Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;

 

c) Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động”.

 

Trân trọng!
Luật gia Nguyễn. N. Ánh – công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo