Phạm Diệu

Đặt cọc tiền mua đất nhưng không giao đủ tiền có khởi kiện để đòi lại đất được không?

Đặt cọc khi mua đất có mục đích để đảm bảo nghĩa vụ của mỗi bên trong việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, thực tế phát sinh rất nhiều tranh chấp về việc đặt cọc gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi bên. Do đó, để hạn chế những tranh chấp không đáng có các bên tham gia giao dịch cần nắm được các quy định pháp luật và tôn trọng sự thỏa thuận của mỗi bên.

1. Luật sư tư vấn về vấn đề đặt cọc khi mua đất

Hiện nay, vấn đề đặt cọc để mua đất là vấn đề khá phổ biến, tuy nhiên cũng rất nhiều tranh chấp phát sinh từ vấn đề này. Do đó, nếu bạn hoặc người thân của mình gặp phải tranh chấp trên và chưa biết phải giải quyết như thế nào bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Bạn có thể gửi thư yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được giải đáp.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi giải quyết sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Xử lý trường hợp tranh chấp về vấn đề đặt cọc khi mua đất

Em muốn anh tư vấn giùm em về việc cọc tiền mua đất nhưng sau đó không đến nhận đất. Sau 10 năm giờ giá đất tăng cao lại quay lại đòi đất. Cách đây 10 năm lô đất trên thuộc quyền sỡ hữu của cậu ruột em. Cậu em bán đất cho một người ở xã khác người đó mua đất với một số tiền nhưng khi làm giấy tờ thì bên đó không giao đủ tiền và từ đó đến nay cũng không đến nhận đất. Nay cậu em đã mất được khoảng 6 năm giờ quyền sở hữu đất thuộc về bố em. Giấy tờ sổ đầy đủ. Nay bên kia quay lại đòi gia đình em phải giao đất cho họ. Vậy em nên giải quyết sao mong anh tư vấn giúp ạ!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 358 Bộ luật dân sự 2005 quy định: Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

Theo quy định nêu trên thì đặt cọc được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc một tài sản có giá trị khác trong một thời hạn nhất định để đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Mục đích chung của đặt cọc là đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, cậu bạn và bên mua đất có thỏa thuận về việc đặt cọc tiền mua đất. Khi làm thủ tục chuyển nhượng, bên mua không giao đủ tiền và không đến nhận đất. Trong trường hợp này, bên mua đã vi phạm về thỏa thuận đặt cọc, tại khoản 2 Điều 358 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:

“Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”.

Như vậy, theo quy định trên thì bên mua đã có hành vi vi phạm về thỏa thuận đặt cọc, do đó khoản tiền mà bên mua đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Ngoài ra, hiện tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất trên đứng tên bố bạn, vì vậy bên mua không có căn cứ để đòi lại mảnh đất trên.  

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo