Hoài Nam

Đánh nhau gây thương tích vì cạnh tranh khách thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Đánh nhau gây thương tích thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Để làm rõ vấn đề này cần căn cứ vào nhiều yếu tố tạo thành, phải hiểu rõ được các tình tiết vụ án là như thế nào, mức độ thương tật của người bị hại ra sao. Nếu gặp vấn đề này cần tư vấn , hỗ trợ bạn hay liên hệ tới công ty Luật Minh Gia chúng tôi.

 

* Luật sư tư vấn về đánh nhau vì cạnh tranh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.

Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu mở rộng thị trường kinh doanh của hộ kinh doanh ngày càng tăng cao, kéo theo đó vấn đề cạnh tranh giành khách hàng đối với các hộ kinh doanh có cùng một mặt hàng diễn ra ngày càng nhiểu. Có rất nhiều hình thức tranh giành khách hàng khác nhau, đặc biệt là hàng vi lôi kéo khác hàng dẫn đến đánh nhau là rất phổ biến. 

Việc đánh nhau đề giành khác hàng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, không chỉ liên quan trách nhiệm dân sự mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu bạn đan gặp trường hợp này, cần tư vấn, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, đưa ra hướng giải quyết để đảm đảm quyền và lợi ích tối đa nhất cho bạn. Bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi.

Để được hỗ trợ, tư vấn bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức về pháp luật

Câu hỏi : Chào luật sư, Tôi và bên A có buôn bán ở chợ đêm, 2 gian hàng sát vách nhau và sản phẩm tương tự nên có xảy ra cạnh tranh với nhau, tôi có nói chuyện với A đừng giành khách bên tôi vì khi khách đã qua bên tôi rồi mà bên A vẫn níu kéo khách. Trong lúc nói chuyện A là đàn ông mà bất ngờ đánh tôi là phụ nữ. Nên gia đình tôi và bên A mới xảy ra xô xát với nhau. Công an thị trấn giải quyết giải hoà cho 2 bên. Ngày hôm sau, chú tôi muốn gặp A để nói chuyện vì sao đàn ông lại đánh phụ nữ, thì 2 người con gái bên A ko hợp tác ko muốn nói chuyện thái độ thách thức bên tôi và A xông ra cầm con dao dài và sắc nhọn thái độ ko hợp tác nói chuyện. Bên tôi lùi về sau, và A cứ xông tới bên gia đình tôi mới chụp lấy những ống nối dù ở khu vực buôn bán để chống trả lại 2 bên hỗn chiến với nhau, bên tôi bị thương nhiều người, bên A thì có A bị gãy tay. Bây giờ bên A buộc chúng tôi phải có trách nhiệm với bên A. Nếu muốn 2 bên giải hoà với nhau. Còn nếu không thì bên A sẽ kiện ra toà. Theo như thông tin chúng tôi biết. Bên A có tiền án tiền sự trước đó. Nếu như phải kiện ra toà tình hình bên tôi có khả quan ko thưa luật sư. Rất mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư! Xin chân thành cảm ơn! Trân trọng! 

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

 

Việc xác định người nào đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật hay không phụ thuộc vào:

 

+ Chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi hay không?

 

+ Hành vi của người đó có thuộc trường hợp pháp luật hình sự quy định là hành vi vi phạm không?

 

+ Lỗi của người thực hiện hành vi.

 

Do đó theo thông tin bạn cung cấp thì việc bên A đã có tiền án chỉ là căn cứ để xác định biện pháp tăng nặng khi bên A phạm tội mà không phải là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bên A.

 

Theo thông tin của bạn, do bên A cầm dao đe dọa đối với chú bạn nên mới dẫn đến việc hai bên sô sát và chú bạn chống chả lại bên A làm cho A bị gẫy tay. Trường hợp này nếu có căn cứ cho thấy việc tấn công và gây thương tích cho A là để tự vệ thì có thể chú bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng. Theo đó Bộ luật hình sự 2015 có quy định:

 

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

 

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

 

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

 

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

 

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

 

Theo đó người nào vì bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hay của người khác, lợi ích của nhà nước phải chống trả lại hành vi của người khác, việc chống trả lại một cách cần thiết. Như vậy nếu bên A sử dụng dao đe dọa và dùng lời lẽ khích động và sô sát mà có thể dẫn đến việc gây hại đến cho chú bạn và chú bạn phải chống trả lại để bảo vệ mình thì thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng. Việc phòng vệ chính  đáng không phải là tội phạm do đó bên A có khởi kiện thì chú bạn cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

 

Trường hợp chú bạn xác định không phải là phòng vệ chính đáng mà gây thương tích cho bên A thì chú bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Điều 134 BLHS quy định:

 

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

...

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

 

...

n) Tái phạm nguy hiểm;

...

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

 

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

 

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

..."

Như vậy tùy vào mức độ thương tích của bên A mà chú bạn có thể phải chịu mức án theo quy định của pháp luật. 

 

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo