Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu?

Câu hỏi: Chào luật sư, cho e hỏi về nơi đăng ký mua bảo hiểm y tế tự nguyện và mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh như sau ạ: Hiện e đang làm công ty dưới kcn long thành, và đăng ký kcb ở bệnh viện đa khoa long thành đồng nai.lúc bị bệnh được bệnh viện đa khoa huyện long thành chuyển lên bệnh viện đa khoa đồng nai, rồi đa khoa đồng nai chuyển lên tuyến trung ương đều được hưởng 80%.

Giờ e nghĩ làm nơi công ty mà bảo hiểm ý tế cũng gần hết hạn. giờ e muốn mua bảo hiểm tự nguyện để tiếp tục khám chữa bệnh. anh có thể chỉ cho e cách mua bảo hiểm y tế ở đâu để e có thể hưởng đk % như vậy k ạ?và nếu e mua bảo hiểm ở bv đa khoa lộc hà, hà tĩnh rồi e vào đồng nai khám chữa bệnh tuyến tĩnh thì có đk hưởng bảo hiểm k ạ.em cảm ơn!

1. Đăng ký mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu, thủ tục thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Mức bảo hiểm y tế được hưởng khi khám chữa bệnh trái tuyến

>> Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC thì: 

"a) Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 vàKhoản 4 Điều này và người đã khai báo tạm vắng;

b) Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 vàKhoản 4 Điều này".

Đồng thời, Khoản 3 Điều 8 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:

“Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm y tế

3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã), ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn cho các đối tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 12 của Luật này theo hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, l và n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này; Ủy ban nhân dân cấp xã phải lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em đồng thời với việc cấp giấy khai sinh.”

Như vậy, bạn có thể mua bảo hiểm y tế ở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bạn có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú theo hình thức hộ gia đình. Theo đó, tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú KT3 phải mua bảo hiểm y tế, trừ những người đã tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng khác.

Đối với trường hợp bạn có thẻ BHYT nhưng đi khám chữa bệnh trái tuyến thì mức hưởng của bạn được quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015).

“15. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:

...

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 ...”

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

---

2. Điều kiện hưởng BHXH một lần với người tham gia bảo hiểm tự nguyện

Câu hỏi:

Tôi làm việc tại trường tiểu học ở Hải Phòng.Tôi tham gia đóng BHXH từ tháng 9/2006 (tự nguyện đóng 100%). Đến tháng 5/2015 tôi được tuyển dụng biên chế giáo dục(lúc này tôi mới được hưởng chế độ BHXH theo quy định). Biên chế vào ngành tôi được hưởng lương bậc 1 (vì không được tính năm công tác đóng BHXH từ năm 2006 đến nay). Vậy tôi muốn rút số tiền đã đóng BHXH (đóng 100%).Từ năm 2006 đến thời điểm tôi được tuyển biên chế giáo dục tháng 5/20015 có được không? Thủ tục như thế nào?

Trả lời tư vấn:

Luật Minh Gia cảm ơn câu hỏi và đề nghị tư vấn của bạn. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Điều kiện để hưởng lương hưu:

Theo quy định tại điều 70 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định:

1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;

b) Đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

2. Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm so với thời gian quy định tại điểm b khoản

1 Điều này thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm. 

Trường hợp không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì có thể được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc các trường hợp quy định tại 73 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.
Theo đó:

Người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này;

2. Không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

3. Ra nước ngoài để định cư.

Ở đây, bạn vẫn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội nên sẽ không được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của bạn sẽ được tính gộp vào thời gian để hưởng chế độ lương hưu và tử tuất sau này.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo