Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Đăng ký bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ quan trọng hỗ trợ san sẻ gánh nặng chi phí cho người lao động trong thời gian chờ tìm kiếm công việc mới. Vậy điều kiện hưởng cấp thất nghiệp như thế nào? Hồ sơ, thủ tục xin hưởng trợ cấp thất nghiệp ra sao? Nhiều người dân không biệt được nên nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm thất nghiệp tại nơi mình cư trú hay nơi làm việc thực tế, vậy pháp luật quy định về nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thế nào ?

Nội dung đề nghị tư vấn:

Chào anh/chị, e muốn được tư vấn về việc đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi cơ quan, đơn vị làm việc cũ chuyển đi nơi khác như sau:

Em ký hợp đồng lao động tại một công ty vào ngày 6/8/2018 nhưng tới 6/7/2020 thì thôi việc, có giấy quyết định nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng làm việc của 2 bên, em có lên phòng bảo hiểm xã hội của tỉnh (nơi đăng ký hộ khẩu) để hỏi về việc đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng họ kêu đi về, một năm sau quay lại, hiện giờ em đã chuyển chỗ ở về Lâm Đồng, do không biết thủ tục nên đến bây giờ em vẫn chưa lên trung tâm giới thiệu việc làm để đăng ký thất nghiệp.

Em muốn hỏi trường hợp của em tại thời điểm hiện tại có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nữa hay không, và quy trình đăng ký như thế nào, hiện giờ e đã ở lâm đồng, vậy e có thể làm mọi thủ tục ở đây được không? mong nhận được thư hồi âm sớm nhất từ anh/chị,chân thành cám ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp thì chúng tôi đưa ra nội dung tư vấn như sau: 

Thứ nhất, Điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì người lao động sẽ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp của bảo hiểm thất nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau: 

"Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết".

Đối chiếu quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật việc làm năm 2013 thì: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bạn đã làm việc theo hợp đồng lao động tại công ty từ 6/8/2018 đến 6/7/2020. Sau khi nghỉ việc trong thời hạn 3 tháng, bạn không nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp nên hiện nay không còn thời hạn để nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng BHTN sẽ được bảo lưu và cộng dồn vào thời gian tham gia BHTN sau này của bạn.

Thứ hai, chế độ khác được hưởng sau khi nghỉ việc:

Trường hợp bạn nghỉ việc và không tiếp tục tham gia BHXH thì bạn được nhận BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

- Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

- Ra nước ngoài để định cư;

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

- Trường hợp người lao động là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân...khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Như vậy, nếu sau một năm nghỉ việc và không tiếp tục đóng BHXH thì bạn có thể rút BHXH một lần.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo