Đã khắc phục hậu quả thì có bị truy tố về tội tham ô không?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội tham ô tài sản như sau:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
…”
Căn cứ vào các quy định trên mức phạt mà bạn có thể phải nhận là từ 7 năm đến 15 năm. Mặc dù đã khắc phục hậu quả tuy nhiên nếu như có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan điều tra vẫn sẽ truy tố bạn ra trước pháp luật. Tình tiết khắc phục hậu quả của bạn được coi là tình tiết giảm nhẹ để căn cứ vào đó, tòa sẽ có hình thứ giảm nhẹ tội cho bạn. Căn cứ:
Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
…”
Bạn có thể tham khảo những quy định trên để tìm ra đưuọc những tình tiết giảm nhẹ cho bản thân mình. Khi có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên, tòa có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà bạn phải nhận nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.
Điều 54 – Bộ luật hình sự 2015 quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng như sau:
“1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”
Bạn có thể căn cứ vào những quy định trên để áp dụng cụ thể vào trường hợp của mình.
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất