Lại Thị Nhật Lệ

Công vụ là gì? Chế độ công vụ quy định thế nào?

Bộ máy nhà nước Việt Nam được thiết lập thành các cơ quan nhà nước thực hiện phân cấp quản lý từ TW đến địa phương. Mỗi một cơ quan nhà nước lại được giao những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau. Vậy chúng ta có thể hiểu công vụ là gì, chế độ công vụ được quy định như thế nào ? Các bạn có thể tìm hiểu những thông tin trên qua bài viết sau của Luật Minh Gia.

1. Khái niệm công vụ ?

Công vụ là thuật ngữ được xem xét đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau. Theo cách hiểu chung nhất, công vụ là các việc công. Các việc này được thực hiện vì lợi ích chung, lợi ích công cộng, lợi ích xã hội, lợi ích của nhà nước, Còn nếu tiếp cận khái niệm công vụ trong một phạm vi hẹp, công vụ chỉ giới hạn trong các hoạt động của nhà nước. Công vụ là các hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước. Công vụ là một hệ thống bao gồm tất cả hoạt động của những người lao động mang tính dân sự trong các cơ quan nhà nước và được bổ nhiệm dựa trên năng lực, không phải dựa vào sự liên kết chính trị. Theo cách hiểu trên, công vụ không bao gồm các hoạt động mang tính quân sự.

Tóm lại, công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực - pháp lý được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Công vụ là phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân, gắn với quyền lực nhà nước.

2. Chế độ công vụ theo quy định của pháp luật

- Về đặc trưng của công vụ:

+Về mục tiêu hoạt động của công vụ: Trong hoạt động công vụ, các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình nhằm đạt được mục tiêu hoạt động công vụ là thực hiện các công việc quản lý nhà nước của hệ thống các cơ quan nhà nước nhằm đạt được mục tiêu của nhà nước đề ra. Mục tiêu này có thể được cụ thể hóa thành các nhóm mục tiêu sau: Mục tiêu theo ngành, lĩnh vực, mục tiêu theo lãnh thổ, mục tiêu của từng loại tổ chức, cơ quan.

+ Về quyền lực và quyền hạn trong thực thi công vụ: Đây là loại quyền lực đặc biệt nhằm thực hiện hoạt đông quản lý nhà nước của cả cơ quan nhà nước. Đây là một dấu hiệu rất quan trọng để phân biệt hoạt động công vụ với các hoạt động khác. Quyền lực nhà nước có một số đặc trưng sau: Quyền lực nhà nước khó có thể lượng hóa, được quy định trên cơ sở pháp luật; Quyền lực nhà nước trao cho từng tổ chức mang tính pháp lý; Quyền lực nhà nước trao cho tổ chức được quy định trong các quyết định thành lập; Quyền lực nhà nước trao cho cá nhân trong quyết định cụ thể. Khi muốn thay đổi, bổ sung và rút bớt quyền lực đòi hỏi phải có quyết định mới thay thế cho quyết định đã có. Quyền hạn được hiểu là quyền lực pháp lý của nhà nước được trao cho các tổ chức và cá nhân để thực thi công vụ. Quyền hạn luôn gắn liền với nhiệm vụ được trao.

+ Về nguồn lực để thực thi công vụ: Công vụ do cán bộ, công chức là người làm cho nhà nước thực hiện. Ngoài ra, hoạt động công vụ còn được thực hiện bởi các cá nhân được nhà nước trao quyền. Trong xu thế hiện nay sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước ngày càng được quan tâm và khuyến khích thì các hoạt động công vụ được thực thi bởi những người không phải là cán bộ, công chức ngày càng gia tăng.

- Các nguyên tắc để đảm bảo thực hiện công vụ:

Các nguyên tắc công vụ bao gồm:

+ Nguyên tắc tuân thủ pháp luật (hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác, quy định chung,v.v)

+ Đúng quyền hạn được trao

+ Chịu trách nhiệm với công vụ thực hiện

 + Thống nhất trong quá trình thực thi công vụ giữa các cấp, ngành, lãnh thổ; - Nguyên tắc công khai

+ Nguyên tắc minh bạch

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo