Luật gia Nguyễn Nhung

Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên - Cách thức xử lý

Xin chào văn phòng Luật Minh Gia, Em đã làm việc cho một công ty được 1 năm, trong đó có 3 tháng thử việc và 9 tháng làm việc chính thức., nhưng trong 9 tháng đó mặc dù trong hợp đồng vẫn có điều khoản về việc đóng bảo hiểm, nhưng công ty cứ ù lỳ và tìm mọi lý do để không đóng bảo hiểm cho nhân viên. Đến nay hợp đồng đã gần kết thúc vậy cho em hỏi, việc này sẽ được xử lý ra sao? Và nhân viên có được hưởng bảo hiểm hay được công ty hoàn trả lại khoản đóng này không ạ?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn theo Khoản 1, khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bạn và công ty bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cũng theo Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 thì người lao động có quyền:

1. Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;

2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc;

3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời;

...

8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. ”

Bên cạnh đó theo Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động:

a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;

...

i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật”.

Nói cách khác, trong trường hợp này công ty của bạn đã có hành vi thuộc vào những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. Vì thế mà hành vi của công ty mà bạn đang làm việc đã vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. Để giải quyết việc này, theo Khoản 2 Điều 131 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội thì bạn có quyền khiếu nại về hành vi của công ty bạn theo trình tự sau:

Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu về bảo hiểm xã hội là người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại.

.....

d) Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”.

 Khi đó, người sử dụng lao động (công ty mà bạn đang làm việc) sẽ phải chịu những chế tài được quy định tại Khoản 1, khoản 3 Điều 138 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội:

1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại các điều 134, 135, 136 và 137 của Luật này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 134 của Luật này từ ba mươi ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải đóng số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm”.

Theo đó, ngoài việc công ty bạn đang làm việc phải đóng đủ số tiền bảo hiểm chưa đóng cho nhân viên, công ty bạn sẽ phải bồi thường cho bạn nếu gây thiệt hại về lợi ích và quyền lợi của bạn, công ty cũng sẽ phải chịu những hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật tùy thuộc và mức độ, tích chất của hành vi vi phạm này.

Trân trọng

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169