Lò Thị Loan

Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động không?

Khi người lao động nghỉ việc, công ty có được giữ sổ bảo hiểm của người lao động không? Khi bị doanh nghiệp giữ sổ bảo hiểm xã hội người lao động cần phải là gì? Đây là thắc mắc của nhiều người lao động khi công ty không tiến hành trả sổ bảo hiểm xã hội khi chấm dứt hợp đồng, Luật Minh Gia tư vấn các vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn về sổ bảo hiểm xã hội

Pháp luật lao động luôn có các quy định để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động bao gồm cả việc quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động để bảo vệ quyền này. Khi bị người sử dụng lao động giữ sổ bảo hiểm xã hội hay các giấy tờ khác, người lao động cần có am hiểu về các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Nếu bạn có thắc mắc, cần trao đổi hãy gửi câu hỏi về Email của công ty Luật Minh Gia để được hướng dẫn tư vấn các vấn đề như:

- Tư vấn quy định pháp luật về sổ bảo hiểm xã hội;

- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người lao động khi chấm dứt hợp đồng;

- Tư vấn các vấn đề bạn thắc mắc về pháp luật Lao động.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống sau đây để có thêm thông tin và đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Công ty giữ sổ bảo hiểm xã hội của nhân viên có vi phạm không?

Câu hỏi:

Em làm ở một siêu thị tư nhân, được tham gia đóng bảo hiểm. Sau em viết đơn xin nghỉ trước15 ngày theo quy định của công ty về Nhân viên  bán hàng. Ngày 15/3/20xx em được công ty cấp giấy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Và được hẹn chờ đến thời hạn lấy lương tháng 4 để bộ bảo hiểm Giử sổ về rồi liên hệ hành chính Nhân sự để lấy. Đến ngày 14/4, Em liên hệ với phòng hành chính Nhân sự và được biết sổ đã có tại công ty, Em mang theo giấy hoàn thành thủ tục cuối để xin chữ kí tất cả bộ phận rằng em không còn nợ nần vướng mắc với công ty (tệp đính kèm) và yêu Cầu được trả lương và trả sổ bảo hiểm.

Sau đó, giám đốc công ty mặc dù đã kí nhưng lại thay đổi, và bảo em chờ đến khi có số liệu kiểm kê đề trừ tiền. Và em khi đó k được nhận lương và nhận sổ. Em chờ cho đến hôm nay, tính so với thời gian em nghỉ và thời gian kiểm kê là gần được hai tháng nhưng công ty vẫn chưa giải quyết  được số liệu, và vẫn k chịu trả sổ bảo hiểm cho em. Trong khi thời gian để em làm bảo hiểm thất nghiệp theo quy định là 3 tháng kể từ ngày có quyết định thôi việc. Em muốn hỏi luật sư có cách nào giúp em, và theo luật lao động công ty có quyền giữ sô của em như vậy  không ạ. 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, công ty tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định của Bộ Luật lao động có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.

Theo đó, khi người lao động nghỉ việc thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi mỗi bên, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Và công ty sẽ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Như vậy, việc công ty đã chốt sổ nhưng giữ số bảo hiểm xã hội của bạn vì bất cứ lý do gì thì đều là thực hiện trái quy định của pháp luật.

Vì vậy, trong trường hợp công ty cố ý không trả sổ bảo hiểm cho bạn, bạn có thể làm đơn khiếu nại lên Ban giám đốc công ty hoặc thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Nếu giải quyết không thỏa đáng thì bạn có thể gửi đơn đến Thanh tra lao động thuộc Phòng Lao động Thương binh - xã hội để cơ quan này giải quyết buộc công ty trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.

Mặt khác, Bộ Luật lao động 2012 cũng có quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

Điều 96. Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

Như vậy, công ty có nghĩa vụ phải trả lương cho bạn đầy đủ và đúng hạn. Trong trường hợp đặc biệt có thể chậm lương nhưng không quá 1 tháng và phải trả thêm tiền lãi. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn công ty đã hơn 2 tháng không trả lương.

Việc công ty không trả lương đúng hạn và nợ lương là đã vi phạm pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 13  Nghị định 95/2013/NĐ-CP  được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

...

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

b) Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.”

Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi tới Phòng lao động thương binh xã hội hoặc khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở công ty để yêu cầu giải quyết.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo