Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Cố ý đánh người khác có vi phạm pháp luật không

Hành vi đánh và gây thương tích cho người khác được pháp luật quy định như thế nào? Các chế tài xử lý nào có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích? Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi người khác bị tổn thương cơ thể, sức khỏe bị xâm phạm? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật hình sự

Thời gian qua, tình hình phạm pháp hình sự trên cả nước diễn biến phức tạp về quy mô, tính chất, mức độ. Đặc biệt, tội phạm cố ý gây thương tích có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, đối tượng sử dụng hung khí nguy hiểm gây án, hậu quả nhiều vụ đã ra gây thương tích nặng hoặc dẫn đến chết người… đáng được báo động.Vì vậy, pháp luật đã đặt ra các chế tài khác nhau nhằm giáo dục, ngăn chặn các hành vi cố ý gây thương tích diễn ra trên thực tế, trong đó, có chế tài hình sự xử lý các đối tượng thực hiện hành vi này. Tuy nhiên, biện pháp tốt nhất để ngăn chặn các hành vi trên là cá nhân mỗi người phải biết tự kiềm chế, giải quyết mâu thuẫn một cách có tình có lý, góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự ở địa phương.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực hình sự, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về tội cố ý gây thương tích cho người khác

Câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn: Chào Luật sư, vừa qua có 3 người đến nhà em cầm theo cây, sắt và một cây rựa đánh em và bạn em. Em bị thương vào đầu, bạn em bị đánh ở đầu 4 cm và bầm tím chân, đùi, tay và tổn thương xương chậu. Trong lúc đánh nhau, các đối tượng trên đè bạn em xuống và dùng tấm gạch đập vào đầu nhưng bạn em né được. Bạn em chạy được thì 3 đối tượng đó chạy theo la lên giết nó. Tổng tỷ lệ thương tật của em và bạn em là 20% vậy có truy tố không ạ? Nếu có thì truy tố về tội gì? Em xin cảm ơn.

Công ty luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.Như vậy, việc xác định tỷ lệ thương tật làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự.

Trường hợp tỉ lệ thương tật của hai bạn từ 11% trở lên thì đã đủ yếu tố cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.

Trường hợp tỉ lệ thương tật của 2 bạn chưa đến 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 trên thì cũng đủ yếu tố để cấu thành tội phạm.

Về tình tiết dùng hung khí nguy hiểm, Theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP  thì hung khí nguy hiểm bao gồm cả những vật có sẵn trong tự nhiên như: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...

"Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

a. Về công cụ, dụng cụ

Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...

b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra

Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ...

c. Về vật có sẵn trong tự nhiên

Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt..

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo