Trần Diềm Quỳnh

Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đó mới xây nhà thì có cần làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Tư vấn về trường hợp: có giấy phép xây dựng tạm thì có nên xây dựng nhà cố định không? Và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đó mới xây nhà thì có cần làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?


Nội dung đề nghị tư vấn:

Xin chào Luật sư.

Gia đình tôi muốn phá ngôi nhà cấp 4, để xây dựng thành nhà 3 tầng nhưng do quá trình xin giấy phép xây dựng thì chỉ xin được "giấy phép xây dựng tạm". Xin hỏi Luật sư sau khi xây xong gia đình có phải làm lại "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất  không? hay vẫn giữ nguyên giấy tờ cũ.Và gia đình có nên xây nhà với "giấy phép xây dựng tạm" không? hiện tại gia đình rất phân vân.
 
Trả lời: cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, bạn cần lưu ý về giấy phép xây dựng tạm mà bạn đã được cấp, tại Điều 5 Thông tư  số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình như sau:
 
“Điều 5. Giấy phép xây dựng tạm quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/CP
 
1. Việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.
 
2. Căn cứ tính chất, đặc điểm và thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng của từng khu vực, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể quy mô công trình được cấp giấy phép xây dựng tạm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
 
3. Trong nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian được phép tồn tại của công trình, hết thời hạn quy định trong giấy phép xây dựng tạm nếu Nhà nước chưa giải phóng mặt bằng thì công trình được phép tồn tại cho đến khi Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch, khi đó chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình.
 
4. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tạm như quy định đối với các công trình xin cấp giấy phép xây dựng được quy định tại Điều 23 Nghị định 12/CP.
 
5. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch áp dụng theo quy định hiện hành; riêng phần xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm thì không được bồi thường.”
 
Vậy, hết thời hạn quy định trong giấy phép xây dựng tạm nếu Nhà nước chưa giải phóng mặt bằng thì công trình được phép tồn tại cho đến khi Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch, khi đó chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình. Bạn cần lưu ý vấn đề này và không nên xây nhà lớn với giấy phép xây dựng tạm.
 
Thứ hai, nếu bạn xây dựng nhà mới thì không cần làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì hiện tại bạn đang có quyền sở hữu mảnh đất cùng với việc được cấp giấy phép xây dựng. Đó là căn cứ để xác định tài sản gắn liền với đất.
 
Như vậy, với trường hợp của bạn, bạn nên tham khảo đầy đủ quy định của pháp luật về giấy phép xây dựng tạm để tránh những rủi ro từ việc xây dựng này. Từ những nội dung chúng tôi đã tư vấn như trên, nếu như còn không rõ chỗ nào mời bạn tiếp tục gửi nội dung đề nghị tư vấn tới Công ty chúng tôi để chúng tôi giải đáp.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đó mới xây nhà thì có cần làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


Tư vấn viên: Hoàng Huyền – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn