Có được chấm dứt hợp đồng với người lao động đang mang thai?
Mục lục bài viết
1. Tư vấn về chấm dứt HĐLĐ với NLĐ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Việc một số doanh nghiệp là chủ sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nữ, nhất là lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không phải là chuyện hiếm gặp. Vậy, doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động lao động với lao động nữ đang mang thai/ nuôi con nhỏ có đúng quy định pháp luật không? Để đảm bảo quyền lợi cho mình khi tham gia lao động, người lao động nữ cần phải nắm được các quy định pháp luật, tránh trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp với doanh nghiệp.
Để tìm hiểu quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ với Luật Minh Gia bằng, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:
+ Trường hợp người sử dụng lao động được phép chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ đang mang thai/nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi theo quy định pháp luật;
+ Trường hợp người lao động nữ được phép đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định pháp luật;
+ Quy định pháp luật về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ;
+ Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ;
+ Bồi thường hợp đồng khi người lao đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tría luật;
+ Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
Để hiếu rõ hơn các quy định pháp luật, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn sau đây:
2. Chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nữ đang mang thai
Hỏi:
Tư vấn về trường chấm dứt hợp đồng lao động khi nữ lao động đang mang thai, nghỉ thai sản. Nội dung hỏi và trả lời như sau: Nay tôi viết thư này gửi Luật sư để nhờ Luật sư giúp đỡ trường hợp của tôi như sau: Tôi đã ký Hợp đồng lao động có thời hạn (thời hạn là 01 năm) lần thứ 2 với X với hiệu lực hợp đồng là từ 01/09/2014 – 01/09/2015, với chức danh chuyên môn là Văn thư và Công việc phải làm bao gồm: Chịu trách nhiệm trong công tác tư vấn tuyển sinh; thực hiện công tác văn thư lưu trữ;
Hiện nay, tôi đang mang thai tháng thứ 08, tuy nhiên, từ ngày 25/05/2015 cho đến nay, tôi đã bị chuyển vị trí làm việc đến Văn phòng Ban Giám Hiệu (từ tầng trệt chuyển lên lầu 1) và bị giao những công việc không đúng chuyên môn, tôi chỉ ngồi đánh máy các tài liệu do Ban Giám Hiệu giao cho và các tài liệu này không liên quan đến hoạt động của trường.
Bên cạnh đó, thời gian gần đây, Ban Giám Hiệu thường đặt vấn đề thanh lý hợp đồng lao động trước hạn với tôi, họ thường hỏi tôi “Khi nào nghỉ để làm thủ tục thanh lý hợp đồng, vì có thể thanh lý hợp đồng trước, khi nào đến ngày nghỉ thì nghỉ”
Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, nếu tôi dự định nộp đơn xin nghỉ thai sản vào ngày 07/08/2015 (chỉ nghỉ thai sản, chứ không thôi việc do trước đấy nhà trường không ký tiếp hợp đồng lao động với nhân viên sau 02 lần đã ký hợp đồng lao động có thời hạn) thì việc đặt vấn đề thanh lý hợp đồng trước thời hạn của Trường Mầm non với tôi có đúng không? Quyền lợi của tôi về việc thanh lý hợp đồng lao động, chế độ thai sản, cũng như BHTN thì như thế nào? Tôi mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào.
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi đề nghị tư vấn đến Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Đối với nữ lao động đang mang thai, nghỉ thai sản, Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định:
Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
Theo đó, trong thời gian bạn mang thai và nghỉ thai sản, cơ quan bạn đang công tác không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do bạn đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Tuy nhiên, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động theo Điều 38 Bộ luật lao động 2012:
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động trước pháp luật không vi phạm pháp luật. Chế độ nghỉ thai sản của bạn được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Hợp đồng lao động của bạn sẽ chấm dứt khi hợp đồng này hết thời hạn và ngày 01/9/2015. Khi hết hợp đồng, cơ quan mà bạn đang làm việc có trách nhiệm:
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
------
3. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật?
Câu hỏi:
Chào luật sư. Tôi có một thắc mắc mong luật sư giúp đỡ. Vợ tôi tham gia bảo hiểm từ tháng 10/2016 đến ngày 30/6/2017 sinh em bé. (nghĩ sinh đầu tháng 6/2017) tới ngày 13/7/2017 tôi đi làm hồ sơ để hưởng chế độ thai sản giúp vợ( vì công ty chỉ có vợ tôi làm kế toán, nên nghĩ sinh không có ai làm), hồ sơ nộp lên bảo hiểm gồm tờ khai theo mẫu c70a, và giấy chứng sinh. Rồi bên bảo hiểm nói như vậy là xong không lên không xuống gì nữa và cấp cho tôi giấy hẹn ngày 27/7/2017 sẽ trả hồ sơ. Nhưng ngày 20/7/2017 lại gọi thông báo bổ sung bảng lương, quyết toán lương và hợp đồng lao động. Nhưng giờ vợ tôi nghĩ sinh nên không ai làm mấy cái này được. Theo tôi biết chỉ cần tờ khai theo mẫu c70a và giấy chứng sinh là đủ, bên bảo hiểm yêu cầu những giấy tờ trên có đúng luật không ạ.
Trả lời:
Theo quy định Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về hồ sơ hưởng chế độ thai sản. Cụ thể:
Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
...
5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
Và Quyết định 636/QĐ-BHXH Về hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Điều 9. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con gồm:
2.1. Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
8. Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản chính).
Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con gồm danh sách theo mẫu C70a -HD và bản sao giấy khai sinh. Do vậy, yêu cầu của cơ quan bảo hiểm yêu cầu báo bổ sung bảng lương, quyết toán lương và hợp đồng lao động để giải quyết chế độ là trái với quy định pháp luật.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất