Có được cắt phụ cấp độc hại của viên chức khi vẫn đang làm việc không?
Nội dung câu hỏi: Tôi đang làm tại trung tâm Pháp y của tỉnh, cơ quan tôi có 15 viên chức từ năm 2007 tôi đi làm đến nay tôi được hưởng chế độ độc hại 0,4 nhưng đến tháng 8/2015 cơ quan tôi chỉ có 05 người được hưởng chế độ độc hại còn 10 viên chức còn lại bị cắt chế độ nhưng giám đốc cơ quan không đưa ra được quyết định từ cấp có thẩm quyền cao hơn. theo chúng tôi nghĩ giám đốc cơ quan tôi không có thẩm quyền cắt của chúng tôi.
Trả lời: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị, chúng tôi tư vấn như sau:
Tại mục I Thông tư 07/2005/NĐ-CP có quy định về phạm vi và đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc như sau:
“Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại nguy hiểm mà yếu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương, bao gồm:
1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
…”
Như vậy, theo quy định này thì viên chức khi làm việc trực tiếp ở nơi độc hại nguy hiểm mà yêu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương thì vẫn có căn cứ để được hưởng chế độ phụ cấp độc hại.
Ngoài ra, tại Điểm a, Khoản 3 Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV còn quy định về cách tính trả phụ cấp, theo đó, phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Việc cắt phụ cấp chỉ được đặt ra khi viên chức thôi làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, hoặc công việc đó không thuộc danh mục công việc có đủ điều kiện để hưởng trợ cấp…
Theo đó, trước khi có sự thay đổi về phụ cấp, dẫn đến sự thay đổi về lương của viên chức, thì phía Giám đốc phải có quyết định về việc thay đổi về công việc, điều kiện làm việc của viên chức phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo như bạn cung cấp, thì việc tự ý cắt phụ cấp độc hại đối với viên chức vốn đã thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp độc hại của Ban giám đốc là không đúng với quy định của pháp luật.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất