Luật sư Lê Văn Chức

Có cấu thành tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không?

Kính gửi công ty luật Minh Gia. Em muốn hỏi một việc như sau: Anh em làm cầm đồ, có một người lạ đến cầm 1 chiếc xe máy không có giấy tờ, anh em đồng ý nhận, vài ba ngày sau công an có đến bắt anh em.

 

Nội dung yêu cầu: Sau khi cơ quan công an tìm hiểu nguyên nhân, em mới được biết cụ thể sự việc như sau: người mà đến cầm chiếc xe máy là con ăn trộm xe máy của bố đi cầm đồ, người bố đến cơ quan công an trình báo mất xe, người con đã khai là ăn trộm xe của bố và cầm ở chỗ anh em. Mà anh em thì không biết người con đấy ăn cắp xe (không có giấy tờ) nên đã đồng ý mua chiếc xe. Em cũng không biết là anh em có giấy tờ thoả thuận với người bán kia không. Hiện nay anh em đang bị tạm giam và tiến hành điều tra. Nếu anh em tiêu thụ tài sản do người khác ăn cắp mà có nhưng không biết thì sẽ bị làm sao, bao nhiêu năm tù, nộp phạt gì không… Em mong công ty luật Minh Gia sớm trả lời để anh em sớm được trở về nhà. Em xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 323 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:

 

“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

 

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

 

đ) Tái phạm nguy hiểm.

…”

 

Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng quy định của bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:

 

Chứa chấp tài sản là một trong các hành vi sau đây: cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản; cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che dấu, bảo quản tài sản đó” và “tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó.

 

Tài sản do người khác phạm tội mà có được xác định là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).

 

Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có được xác định là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.

 

Theo như bạn trình bày, chiếc xe máy anh trai nhận chuyển nhượng có căn cứ để xác định là tài sản do phạm tội mà có (lén lút chiếm đoạt tài sản của bố). Vậy, trường hợp có căn cứ chứng minh anh trai của bạn không hứa hẹn trước, biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có mà tiêu thụ tài sản này thì sẽ bị truy cứu TNHS.

 

Ngược lại, nếu không đủ căn cứ chứng minh thì không đủ dấu hiệu để CTTP, hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2, điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong một số lĩnh vực thì người chủ cửa hàng cầm đồ có thể bị xử phạt hành chính đối với những hành vi sau:

 

“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

 

d) Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhưng không có các loại giấy tờ đó;

 

đ) Nhận cầm cố tài sản nhưng không có hợp đồng theo quy định;

 

e) Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;

 

g) Bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền.”

 

Trân trọng!

CV. Lê Nhung – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169