Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Có cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi vay tiền không trả lại

Bộ luật hình sự hiện hành quy định như thế nào về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Trường hợp bên vay tài sản không trả theo đúng hạn các bên đã thoả thuận thì có cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

1. Luật sư tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tài sản và quyền sở hữu về tài sản là một trong những quyền cơ bản và quan trọng của con người. Bộ luật hình sự hiện hành đã có chế định riêng về các tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản, đặc biệt là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện bằng thủ đoạn gian đối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản được pháp luật hình sự bảo vệ.

Tuy nhiên, trên thực tế hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng diễn ra một cách tinh vi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định cấu thành tội phạm của tội này. Trường hợp bạn gặp khó khăn khi không biết hành vi nào là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Có cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi vay tiền không trả lại?

Câu hỏi: Chào luật sư ,cho tôi hỏi Anh Việt có nợ gia đình tôi số tiền là 13tr đồng nhưng không chịu trả. Tôi đã tìm đến nhà nhưng anh ta cố tình trốn tránh, gọi điện thoại không bắt máy như vậy xin hỏi anh ta có bị cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Và sẽ bị xử phạt ra sao?

Và vì thấy nợ quá lâu, tôi cũng có nhờ bên tư pháp can thiệp nhưng không có hồi âm, nên tôi có mang khóa vào khóa cổng nhà anh Việt, mục đích để anh ta chịu gặp tôi giải quyết chuyện tiền nong. Vậy xin hỏi tôi có bị cấu thành tội chiếm đoạt tài sản của người khác không? Và xử phạt ra sao?

Trả lời tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty luật Minh Gia, theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ."

Như vậy, hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm làm cho người khác tự nguyện đưa tài sản cho mình mới bị cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trường hợp bạn cho người khác vay tiền, nếu có căn cứ chứng minh rằng người vay tiền bạn lừa dối khiến bạn tin tưởng và cho vay tiền nhưng ngay từ đầu đã có ý định chiếm đoạt khoản tiền vay này thì cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp ban đầu các bên giao kết hợp đồng vay thiện chí, sau đó người vay mới phát sinh ý định muốn chiếm đoạt tài sản thì hành vi của người này có thể cấu thành một tội danh khác tại Điều 175 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản."

Trường hợp này bạn có thể gửi đơn tố giác tội phạm tới cơ quan công an để được giải quyết, nếu nhận thấy hành vi cấu thành tội phạm, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, trường hợp vụ án được đưa ra xét xử.

Về tội xâm phạm chỗ ở hợp pháp của nguười khác:

Đối với hành vi khóa cổng nhà người đã vay tiền để  buộc họ trả lại tiền, hành vi này không bị cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, hành vi này có khả năng cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của công dân theo quy định tại Điều 158 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể, Điều 158 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác."

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169