Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chuyển xếp lương từ NĐ 205/2004 sang lương theo NĐ 49/2013/NĐ-CP

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Vậy Bộ luật lao động hiện hành quy định như thế nao về tiền lương của người lao động? Tiền lương bao gồm những khoản nào? Việc chi trả tiền lương cho người lao động được căn cứ trên sở sở nào?

1. Luật sư tư vấn tiền lương người lao động

Chính sách tiền lương là một bộ phận của chính sách kinh tế - xã hội, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tiền lương có vai trò khuyến khích sự sáng tạo, nâng cao chất lượng, năng suất công việc; đồng thời tiền lương cũng tạo động lực cho người hưởng lương phát huy tài năng và sự cống kiến. Thực tế đã chứng minh, doanh nghiệp nào có chính sách tiền lương tốt, trả lương cho người lao động phù hợp, xứng đáng công sức họ bỏ ra thì người lao động sẽ hăng hái, tích cực làm việc. Do đó, đối với người sử dụng lao động muốn người lao động đem lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao trong công việc thì doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống thang lương, bảng lương hợp lý và phù hợp quy định pháp luật.

Trường hợp bạn hoặc công ty bạn có vướng mắc liên quan đến tiền lương của người lao động thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Chuyển xếp lương người lao động từ Nghị định 205/2004/NĐ-CP sang Nghị định 49/2013/NĐ-CP

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Tôi học trung cấp kế toán, nhưng khi đi làm lại làm văn thư là lao động hợp đồng cơ quan ký và được đóng bảo hiểm. Hiện tại hệ số lương cơ quan tôi đang áp dụng trả lương cho tôi theo NĐ 205, nhân viên thừa hành phục vụ, tôi đang hưởng bậc 4, hệ số 2. 37. Đến nay cơ quan đang xây dựng quy chế thang bảng lương áp dụng cho từng lao đồng hợp đồng của cơ quan và có một số ý kiến là xếp lương của tôi vào hệ số văn thư. Xin luật gia trả lời giúp đơn vị tôi sắp xếp và áp dụng lương cho tôi như vậy có đúng không? một số ý kiến cho sang ngang lương từ nhân viên thừa hành phục vụ thì lương hiện tại của tôi đang ở bậc 4 sang ngang vào bảng lương văn thư : bậc 7 (Đơn vị tôi là đơn vị sự nghiệp có thu).

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, đơn vị bạn đang xếp lương cho lao động theo hợp đồng theo nghị định 205/2004/NĐ-CP và hiện nay đang chuyển xếp lại lương sang quy định tại nghị định 49/2013/NĐ-CP. Theo quy định tại Điều 8 thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn môt thành viên do nhà nước đang làm chủ sở hữu theo nghị định 49/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của BỘ luậ lao động về tiền lương:

"Điều 8. Xây dựng thang lương, bảng lương

1. Tùy theo yêu cầu của tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, công ty xác định các thang lương, bảng lương cần xây dựng trong số thang lương, bảng lương sau:

a) Thang lương của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Thang lương này xây dựng đối với chức danh nghề, công việc xác định được tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật theo từng bậc cụ thể.

b) Bảng lương của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Bảng lương này xây dựng đối với chức danh nghề, công việc gắn với tiêu chuẩn chuyên môn, kĩ thuật nhưng không phân chia được theo mức độ phức tạp kĩ thuật của từng bậc cụ thể.

c) Bảng lương của lao động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ. Bảng lương này xây dựng đối với chức danh gắn với tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và thời gian tích lũy kinh nghiệm để thực hiện tốt công việc.

d) Bảng lương của chuyên gia, nghệ nhân. Bảng lương này xây dựng đối với chức danh giữ vai trò quan trọng, chi phối đến hiệu quả hoạt động của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế và gắn với tiêu chuẩn của chuyên gia, nghệ nhân.

đ) Bảng lương của lao động quản lý. Bảng lương này xây dựng đối với chức danh quản lý, gắn với chức danh, tiêu chuẩn, quy mô và độ phức tạp của quản lý, trong đó."

Mục III phụ lục II tại thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH quy định về xây dựng bảng lương chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ quy định:

"Công ty xây dựng bảng lương chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ theo trình tự như sau:

1. Rà soát, thống kê các chức danh công việc chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ.

2. Phân nhóm chức danh công việc theo từng ngạch chức danh như sau:

a) Xác định số lượng nhóm chức danh công việc cần phân nhóm. Số lượng nhóm chức danh công việc được xác định chủ yếu dựa trên yêu cầu về trình độ đào tạo của công việc. Các công việc có cùng yêu cầu về trình độ đào tạo thì xếp thành một nhóm chức danh. Ngoài yêu cầu về trình độ đào tạo, có thể xem xét kinh nghiệm làm việc, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và các bằng cấp, chứng chỉ liên quan khác để phân nhóm chức danh công việc.

b) Việc phân nhóm chức danh công việc phải khuyến khích được người lao động tích lũy kinh nghiệm, thâm niên để làm tốt công việc ở ngạch hiện tại, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ để có thể đảm nhận công việc của ngạch có độ phức tạp cao hơn. Mỗi ngạch chức danh phải kèm theo tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ. Người lao động muốn làm công việc của ngạch có độ phức tạp cao hơn thì phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ngạch đó, đồng thời phải qua kỳ thi hoặc xét duyệt nâng ngạch của công ty.

c) Công ty có thể phân nhóm chức danh công việc theo tuần tự từ yêu cầu trình độ thấp lên trình độ cao như sau:

- Nhóm chức danh thừa hành, phục vụ ứng với trình độ đào tạo từ trung cấp và tương đương trở xuống (tương ứng với ngạch nhân viên phục vụ và ngạch nhân viên văn thư tại Nghị định số205/2004/NĐ-CP của Chính phủ, gọi tắt là ngạch A1).

- Nhóm chức danh chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ ứng với trình độ đào tạo cao đẳng và tương đương (tương ứng với ngạch cán sự, kỹ thuật viên tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ, gọi tắt là ngạch A2).

- Nhóm chức danh chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ ứng với trình độ đào tạo đại học và tương đương trở lên có thể làm ngay được công việc (tương ứng với ngạch chuyên viên, kỹ sư tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ, gọi tắt là ngạch A3).

- Nhóm chức danh chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ ứng với trình độ đào tạo đại học và tương đương trở lên, nhưng phải có thâm niên giữ ngạch A3 từ 5 - 6 năm hoặc có kỹ năng tương đương người đang xếp bậc 3 của ngạch A3 mới có thể thực hiện được công việc (tương ứng với ngạch chuyên viên chính, kỹ sư chính tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ, gọi tắt là A4).

- Nhóm chức danh chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ ứng với trình độ đào tạo đại học và tương đương trở lên, nhưng phải có thâm niên giữ ngạch A3 từ 10 - 12 năm hoặc giữ ngạch A4 từ 5 - 6 năm hoặc có kỹ năng tương đương người đang xếp bậc 3 của ngạch A4 mới có thể thực hiện được công việc (tương ứng với ngạch chuyên viên cao cấp, kỹ sư cao cấp tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ, gọi tắt là A5).

Để bảo đảm quan hệ cân đối tiền lương của người lao động so với viên chức quản lý trong khung độ phức tạp công việc giữa các loại lao động theo Phụ lục số I, thông thường công ty hạng I trở xuống phân nhóm từ ngạch A1 đến ngạch A4; công ty mẹ của Tổng công ty và tương đương trở lên, Tập đoàn kinh tế phân nhóm từ ngạch A1 đến ngạch A5.

d) Tùy theo yêu cầu thực tế, công ty có thể phân chia ngạch chức danh thành một số nhóm công việc (gọi tắt là trật) để phân biệt mức độ quan trọng giữa các công việc cụ thể trong cùng một ngạch chức danh, thuận lợi cho việc xếp lương theo mức độ cống hiến của người lao động.

3. Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ phức tạp bậc 1 của ngạch chức danh (để xác định hệ số phức tạp bậc 1) bảo đảm tỷ trọng điểm tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này."

Biểu số 7

Nhóm yếu tố công việc bậc 1

Tiêu chí đánh giá

Thang điểm

1. Trình độ và thời gian đào tạo

Không yêu cầu qua đào tạo

1 - 2

Trình độ trung cấp và tương đương trở xuống

2 - 10

Trình độ cao đẳng và tương đương

10 - 12

Trình độ đại học và tương đương trở lên

12 - 15

Trình độ đại học và tương đương trở lên, có thêm thời gian bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

15 - 26

2. Trách nhiệm

Công việc đơn giản, chỉ yêu cầu kiểm tra sơ bộ kết quả công việc được giao

1 - 2

Công việc đòi hỏi kiểm tra chặt chẽ từng phần công việc và kết quả cuối cùng hoặc đòi hỏi kiểm tra công việc của một nhóm người hoặc phòng

3 - 5

- Công việc phức tạp, đòi hỏi phải kiểm tra đồng bộ một số lĩnh vực công tác

- Công việc đòi hỏi kiểm tra công việc của phòng

5 - 10

Công việc rất phức tạp đòi hỏi phải kiểm tra đồng bộ và kiểm tra công việc của các đơn vị

10 - 19

3. Kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm

Làm được ngay, không cần kỹ năng, kinh nghiệm

0

Làm công việc của ngạch có độ phức tạp thấp hơn liền kề và có thâm niên từ 5 - 6 năm

1 - 3

Làm công việc của ngạch có độ phức tạp thấp hơn, cùng trình độ đào tạo và có thâm niên từ 5 - 6 năm

3 - 7

Làm công việc của ngạch có độ phức tạp thấp hơn, cùng trình độ đào tạo và có thâm niên từ 7 - 10 năm

7 - 10

4. Mức độ ảnh hưởng của công việc, sản phẩm, quyết định

Công việc không ảnh hưởng đến phòng, ban thể hoặc công ty

0

Công việc có ảnh hưởng ở mức độ thấp đến phòng, ban

1 - 3

Công việc có ảnh hưởng ở mức trung bình đến phòng, ban

3 - 6

Công việc có ảnh hưởng lớn đến phòng, ban hoặc ảnh hưởng đến cả công ty

6 - 10

4. Tổ chức đánh giá mức độ phức tạp bậc 1 của ngạch chức danh căn cứ vào tiêu chí và thang điểm đã xây dựng để xác định hệ số phức tạp và hệ số lương của bậc 1 trong mỗi ngạch công việc.

Ví dụ 6: Căn cứ tiêu chí đánh giá tại Biểu số 7, công ty xác định điểm của các yếu tố phức tạp và hệ số phức tạp của bậc 1 trong mỗi ngạch công việc như sau:

Biểu số 8

Ngạch công việc

Nhóm yếu tố

Ngạch A1

Ngạch A2

Ngạch A3

NgạchA4

Ngạch A5

1. Thời gian hoặc trình độ đào tạo

2

12

15

22

26

2. Trách nhiệm

1

3

5

10

19

3. Kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm

0

4

5

7

10

4. Mức độ ảnh hưởng của công việc, sản phẩm, quyết định

0

2

3

6

10

Tổng điểm các yếu tố

3

21

28

45

65

Hệ số phức tạp công việc

0,93

1,40

1,87

3,00

4,33

Hệ số lương

1,07

1,60

2,15

3,45

4,98

Ghi chú: Hệ số phức tạp công việc và hệ số lương của các ngạch được xác định trên cơ sở cân đối tương quan với hệ số phức tạp công việc của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh (công việc bậc 1 của công nhân là 15 điểm ứng với hệ số phức tạp công việc 1,0 và hệ số lương 1,15).

5. Thiết kế mức lương của bảng lương

a) Xác định số bậc thâm niên trong từng ngạch chức danh được dựa chủ yếu vào tính chất và yêu cầu công việc theo nguyên tắc:

- Ngạch chức danh có độ phức tạp thấp thì thiết kế nhiều bậc thâm niên; ngạch chức danh có độ phức tạp cao thì thiết kế ít bậc thâm niên (thông thường các ngạch từ A1A2 thiết kế tối đa 12 bậc; ngạch A3 đến ngạch A5 thiết kế tối đa 8 bậc).

- Khuyến khích người lao động nâng cao kỹ năng để có năng suất lao động cao hơn và phát triển chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ để thực hiện công việc ở ngạch chức danh có độ phức tạp cao.

b) Xác định mức lương bậc 1 và mức lương ở các bậc khác trong từng bậc của ngạch chức danh bảo đảm:

- Khoảng cách chênh lệch mức lương giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5% và hệ số lương cao nhất không vượt quá hệ số lương theo ngạch chức danh chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Phụ lục số I.

- Khoảng cách chênh lệch mức lương giữa hai bậc lương liền kề ở ngạch có độ phức tạp cao thì lớn hơn so với khoảng cách chênh lệch mức lương giữa hai bậc lương liền kề ở ngạch có độ phức tạp thấp hơn.

6. Cân đối hệ số phức tạp, hệ số lương bậc 1 đối với từng ngạch chức danh so với mức thấp nhất, trung bình và cao nhất của các loại lao động khác, đặc biệt là bậc 1 trong ngạch A3 (chuyên viên, kỹ sư) tương ứng với bậc 3 hoặc bậc 4 trong thang lương công nhân để bảo đảm quan hệ hợp lý.

7. Chuyển xếp lương cũ sang lương mới; rà soát hệ thống tiêu chuẩn chức danh để sửa đổi, bổ sung làm cơ sở để bố trí, sử dụng lao động, bồi dưỡng, đào tạo, xếp lương, nâng bậc lương đối với người lao động cho phù hợp."

Như vậy, chuyển xếp lương từ lương cũ sang lương mới là cả quá trình đánh giá rất nhiều yếu tố như mức độ phức tạp, tính chất công việc... để xây dựng thang lương mới. Công ty không thể đánh giá  ngay việc đơn vị bạn chuyển xếp lương như vậy đúng hay sai. Kết quả chuyển xếp lương phụ thuộc vào sự đánh giá các yếu tố của đơn vị bạn.

Hiện nay, đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp nhà nước rất ít đơn vị trả lương cho những đối tượng theo hợp theo nghị định 205/2004/NĐ-CP. Nghị định 205/2004/NĐ-CP là áp dụng trong các công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty nhà nước, không phù hợp áp dụng trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Đối tượng người lao động trong các cơ quan đơn vị nhà nước hiện nay không thuộc đối tượng điều chỉnh tiền lương theo quy định bảng lương 204/2004/NĐ-CP. Tuy nhiên, thông tư 08/2013/TT-BNV quy định đối tượng được nâng bậc lương thường xuyên bao gồm cả "những người làm việc theo chế độ hp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định". Dựa vào quy định trên, đa số các đơn vị sự nghiệp đều áp dụng thang bảng lương 204/2004/NĐ-CP để áp dụng xếp lương. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chuyển xếp lương từ NĐ 205/2004 sang lương theo NĐ 49/2013/NĐ-CP. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Tư vấn nhanh