Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chuyển nơi làm việc có được cộng dồn thời gian nghỉ phép?

Nghỉ hằng năm là quyền lợi của người lao động khi làm việc cho người sử dụng lao động. Luật sư tư vấn trường hợp chuyển công tác sang xí nghiệp khác trong cùng tổng công ty có được tính thời gian nghỉ phép cộng dồn hay không? nội dung như sau:

Nội dung yêu cầu tư vấn: Chào luật sư, tôi muốn hỏi, tôi từng làm ở xí nghiệp vận dụng toa xe X, nay tôi chuyển về xí nghiệp NT làm đều thuộc công ty khách hà nội. Tôi đã nộp bảo hiểm 4 năm khi chuyển nơi làm việc tôi có chuyển bảo hiểm luôn. Nay tôi về làm việc ở xí nghiệp NT được 4 tháng thì tôi được nghỉ phép mấy ngày ạ, và quy định về thời gian nghỉ phép thế nào? Cảm ơn luật sư.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đề Luật Minh Gia, với yêu cầu của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định nghỉ hằng năm như sau:

“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.”

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn từng làm ở xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội, nay chuyển về xí nghiệp nghệ tĩnh làm đều thuộc công ty khách Hà Nội, bạn đã nộp bảo hiểm 4 năm và đã chuyển bảo hiểm, tại chỗ làm mới đã làm việc được 4 tháng. Như vậy có thể hiểu rằng, mặc dù chuyển nơi làm việc nhưng vẫn làm cho công ty xe X – cùng một chủ sử dụng lao động.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường. Theo thông tin bạn cung cấp, thời gian bạn làm việc đến nay là 4 năm 4 tháng vì vậy tổng thời gian nghỉ hằng năm của bạn là 52 ngày.

Điều 114 Bộ luật lao động 2019 quy định ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc như sau:“Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”

Do thời gian làm việc của bạn chưa đến 5 năm nên không có căn cứ để tăng số ngày nghỉ theo thâm niên làm việc.

Trân trọng!

Phòng tư vấn – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Tư vấn nhanh