Cà Thị Phương

Chuyển ngạch viên chức từ Cao đẳng sang Đại học qui định thế nào?

Đối tượng nào được xác định là viên chức? Có gì khác nhau giữa cán bộ, công chức và viên chức? Quyền và nghĩa vụ của viên chức được quy định như thế nào? Viên chức được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương ra sao? Trường hợp chuyển ngạch viên chức từ cao đẳng sang đại học thực hiện như thế nào?

1. Tư vấn về chế độ chuyển ngạch của viên chức

Pháp luật nước ta trong một thời gian dài đã không có sự phân biệt về cán bộ, công chức và viên chức mà được gọi chung vào một nhóm là “cán bộ, công chức”. Và cho đến khi Luật viên chức 2010 có hiệu lực đã đưa ra định nghĩa Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Luật viên chức đã làm rõ khái niệm về viên chức để phân biệt viên chức với cán bộ, công chức; đồng thời xác định rõ chế định quản lý, tuyển dụng viên chức. Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của viên chức cũng được quy định theo hướng mở nhằm tạo điều kiện cho viên chức có thể phát huy tài năng, khả năng cống hiến của mình và được hưởng các chính sách, chế độ trong lĩnh vực hoạt động đặc thù.

Để hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của viên chức, tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia để được chúng tôi hỗ trợ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Chuyển ngạch viên chức từ cao đẳng sang đại học quy định thế nào?

Câu hỏi tư vấn:

Kính chào Văn phòng Luật Sư Minh Gia. Tôi là viên chức đang công tác trong Đơn vị sự nghiệp thuộc Trường Đại học từ năm 2015 đến nay. Hiện tại Hợp đồng lao động của tôi đang ngạch Cao đẳng, có hệ số lương là 2.10.Dự kiến đến tháng 10/2019 tôi sẽ được nâng lương bậc thường xuyên (hệ số lương sẽ là 2.41). Tuy nhiên trong quá trình công tác tôi đã tự chủ động đi học tập nâng cao trình độ và nhận được bằng Đại học vào tháng 4/2017. Tôi đã nộp bằng cấp và yêu cầu Đơn vị sự nghiệp xem xét vấn đề chuyển ngạch từ hồi tháng 9/2017, nhưng đến nay vẫn chưa trả lời hoặc giải quyết được. Trường Đại học (đơn vị chủ quản) đã có Văn bản hướng dẫn công tác quản lý người lao động, và quy định phân cấp quyền hạn của đơn vị trả lương. Bây giờ tôi đã hết hạn hợp đồng lao động 3 năm, đang chuẩn bị ký hợp đồng không xác định thời hạn. Nếu bây giờ tôi nộp bằng để chuyển ngạch Cao đẳng sang Đại học luôn được không? Tôi đã suy nghĩ một số trường hợp, không biết là trường hợp nào đúng theo quy định của luật và đảm bảo quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động:

1) Bây giờ (Tháng 8/2019) nộp bằng nâng ngạch lương Cao đẳng lên Đại học (từ 2.10 lên 2.34). Đến tháng 10/2019 sẽ nâng bậc thường xuyên, tức là có hệ số lương 2,67 hoặc sau 3 năm nữa (tháng 8/2022) tôi mới được nâng bậc thường xuyên là 2,67. Trường hợp nào có thể thực hiện được và đúng theo quy định? 

2) Không nộp bằng Đại học, đến tháng 10/2019 sẽ nâng bậc thường xuyên là 2.41 và sau 3 năm nữa sẽ nâng bậc lên 2.72.

Kính nhờ Công ty Luật Minh Gia tư vấn và hỗ trợ giải quyết vấn đề trên. Rất mong nhận được phản hồi sớm từ quý Công ty. Xin cảm ơn rất nhiều.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi chưa xác định được chính xác bạn là người lao động hay là viên chức. Trường hợp bạn là người lao động thì tiền lương theo quy định của Bộ luật lao động 2012 sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận. Việc bạn tự ý đi học đại học và có bằng đại học không đương nhiên được thay đổi mức lương, hệ số lương đang được hưởng mà cần dựa theo quy chế của đơn vị cũng như sự thỏa thuận của bạn với đơn vị.

Trường hợp bạn là viên chức thì Căn cứ theo quy định tại Điều 9 về Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của Thông tư 12/2012/TT-BNV:

 "Viên chức được đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

 1. Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;

 2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

 3. Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực;

 4. Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định".

Trường hợp bạn hiện đang là viên chức và muốn chuyển ngạch hưởng lương từ cao đẳng lên đại học thì bạn cần phải đạt tiêu chuẩn, điều kiện để đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của Thông tư 12/2012/TT-BNV và đơn vị sự nghiệp hiện tại bạn đang làm việc phải có nhu cầu thì bạn mới có thể chuyển đổi chức danh nghề nghiệp.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là viên chức, hưởng lương theo bằng cao đẳng, đến thời gian 10/2019 đến hạn nâng lương thường xuyên. Đối với viên chức, khi có bằng đại học, bạn không đương nhiên được xét lương theo bằng đại học mà phải thông qua thi hoặc xét nâng ngạch lương.

Quy định về nâng ngạch đươc quy định cụ thể tại khoản 1 Mục II thông tư 02/2007/TT-BNV như sau:

“a. Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ”.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là viên chức, hưởng lương theo bằng cao đẳng, đến thời gian 10/2019 đến hạn nâng lương thường xuyên. Đối với viên chức, khi có bằng đại học, bạn không đương nhiên được xét lương theo bằng đại học mà phải thông qua thi hoặc xét nâng ngạch lương.

Do đó, trường hợp của bạn khi có bằng đại học, bạn nộp bản sao có chứng thực bằng đại học của bạn và đơn xin xếp lương cho đơn vị chờ đơn vị bạn tổ chức xét duyệt nâng bậc lương hoăc thi nâng bậc lương. Khi đó, đơn vị sẽ thông báo cụ thể với bạn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169