Chế độ thai sản của người lao động.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo quy định tại điều 4-Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
“1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:
a) ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Như vậy, theo quy định của pháp luật kể trên, chế độ thai sản không áp dụng đối với loại bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Do đó, trong trường hợp này, vợ bạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 1/4/2015 đến 1/8/2015 sẽ không được hưởng chế độ thai sản.
Về loại bảo hiểm xã hội bắt buộc do vợ bạn đi làm mà chuyển sang đóng là loại bảo hiểm xã hội có chế độ thai sản. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản.
"1 Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi."
Như vậy, nếu vợ bạn, muốn nhận được chế độ thai sản thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con. Nhưng, đến tháng 10/2015 vợ bạn đã sinh con rồi, nên không thỏa mãn trường hợp được nhận chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội.
Trân trọng.
C.V: Ngô Thị Thùy Linh – Công ty Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất