Hoàng Thị Kim Lý

Chế đô phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp độc hại nguy hiểm

Luật sư tư vấn chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm với người làm việc trong ngành y tế. Chi tiết như sau:

Nội dung câu hỏi: Mình đang công tác ở trạm y tế xã. Đã vào biên chế. Giờ mình đang theo học đại học liên thông. Như vậy mình có được phụ cấp ngành độc hại không? Nếu được thì sẽ tính như thế nào? Xin cảm ơn luật sư

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đên công ty luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, công ty tư vấn như sau:

Thứ nhất, về phụ cấp độc hại nguy hiểm

Theo quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:

Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

- Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.

- Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

- Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

- Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu bạn đi học và không trực tiếp làm việc, tiếp xúc với chất độc hại… thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì không được hưởng chế độ phụ cấp độc hại. Bạn đối chiếu với trường hợp thực tế của mình để xác định. Nếu được hưởng thì mức hưởng và cách tính như sau:

Mức hưởng: Theo thông tư 07/2005/TT-BNV thì “phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức 0,1; 0,2;; 0,3 và 0,4 só với mức lương tối thiểu”.

Cách tính:  Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Thứ hai, về phụ cấp ưu đãi ngành.

Theo quy định tại điều 1 nghị định 56/2011/NĐ-CP,  công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập sau đây sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành nghề:

“1. Nghị định này quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn (đang làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở) trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) trong các cơ sở sự nghiệp y tế công lập.”

Như vậy, nếu thời gian học bạn vẫn đảm bảo trực tiếp làm chuyên môn y tế thì vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành nghề.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169