Chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi bị tai nạn lao động
Mục lục bài viết
Câu hỏi 1: Chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi bị tai nạn lao động
Tôi đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng. Hiện tôi vẫn tham gia bảo hiểm xã hội tại một đơn vị khác với đơn vị cũ. Do cuộc sống phải cố gắng đi làm song do sức khoẻ còn yếu nên tôi vẫn thường xuyên nghỉ việc những lúc trái nắng trở trời (không có lương cũng không có giấy của cơ quan y tế). Như vậy, hàng năm tôi có được hưởng chế độ dưỡng sức không? Tôi xin cảm ơn luật sư tư vấn.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật Minh Gia. Đối với vấn đề mà bạn quan tâm, Luật Minh Gia tư vấn như sau:
Theo Điều 54 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe bạn chưa hồi phục thì bạn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày - 10 ngày làm việc.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính dựa trên tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Cụ thể như sau:
-
Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
-
Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
-
Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
Trong thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, bạn được nhận mức trợ cấp bằng 30% mức lương cơ sở/ ngày.
Câu hỏi 2: Mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi chữa bệnh trái tuyến?
Tôi đang tham gia BHYT tại bệnh viện đa khoa huyện long thành, tỉnh Đồng Nai, nhưng tôi muốn được điều trị tại BV đa khoa tỉnh Đồng Nai, nhưng không có giấy chuyển tuyến. Trong trường hợp này, tôi có được hưởng chế độ BHYT không, nếu có sẽ được bao nhiêu phần trăm? Sau khi xuất viện thì bệnh viện là người thanh toán trừ đi % BHYT chi trả hay là phải qua trung gian như công ty tôi đang làm việc? Kính thưa luật sư! Xin cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật Minh Gia. Đối với vấn đề mà bạn quan tâm, Luật Minh Gia tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) tại bệnh viện đa khoa huyện Long Thành, Đồng Nai, tức là nơi bạn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là bệnh viện tuyến huyện.
Nếu bạn tự ý đi làm bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai (bệnh viện tuyến tỉnh) thì được xác định là khám bệnh không đúng tuyến.
Đối chiếu theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 22 VBHN Luật Bảo hiểm y tế 2020, trong trường hợp này bạn chỉ được hưởng 60% chi phí điều trị nội trú do điều trị trái tuyến, còn chi phí khám bạn sẽ phải thanh toán toàn bộ. Trường hợp sau khi điều trị xong thì bạn sẽ thanh toán khoản tiền chênh lệch không được hưởng bảo hiểm trực tiếp cho cơ sở khám chữa bệnh.
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất