Nông Bá Khu

Chế độ nâng lương là gì? Nâng lương theo định kỳ quy định thế nào?

Viên chức làm việc tại cơ quan theo tiêu chuẩn hoàn thành công việc và không bị kỷ luật thì theo thời gian công tác họ sẽ được cân nhắc, xem xét để được nâng bậc lương lên. Vậy thời gian tính nâng bậc lương này có được bảo lưu và tính vào khi chuyển công tác, thay đổi cơ quan làm việc không?

1. Luật sư tư vấn về lao động.

Bạn còn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến quy định pháp luật về chế độ nâng lương, các kỳ nâng lương theo quy định. Vậy thì đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống thực tiễn mà Luật Minh Gia phân tích dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.

2. Chế độ nâng lương là gì? Nâng lương theo định kỳ quy định thế nào?

Câu hỏi tư vấn: Ngày 01/9/ 2017 tôi có quyết định nâng lương từ bậc 3/9 lên bậc 4/9. Nếu xét theo quy định thì sẽ đến ngày 01/9/2020 tôi sẽ được nâng lương lên bậc 5/9. Tuy nhiên vì lý do tinh giảm biên chế nên đến ngày 31/12/2019 tôi nghỉ việc (lúc này tôi đã đóng 27 tháng bảo hiểm xã hội bậc 4/9). Ngày 01/6/2020 tôi xin được việc ở cơ quan khác và được giữ nguyên lương bậc 4/9, tuy nhiên cơ quan mới lại ký quyết định thời hạn tính nâng lương lần sau của tôi bắt đầu từ ngày 01/6/2020 là đúng hay sai ạ?

Trường hợp của tôi nếu đề nghị cơ quan mới giữ đúng 36 tháng đóng BHXH bậc 4/9 sẽ được lên bậc lương 5/9 có được ko ạ? Nếu được thì trường hợp của tôi chỉ cần đủ 9 tháng đóng bảo hiểm xã hội bậc 4/9 tại cơ quan mới sẽ được nâng lên bậc 5. Có điều khoản luật nào tạo điều kiện cho người lao động đủ 36 tháng đóng bảo hiểm mặc dù không liên tục sẽ được nâng bậc lương ko ạ? Mong Luật Minh Gia tư vấn giúp tôi với ạ Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lơi tư vấn: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn cho Công Ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn về vấn đề của anh như sau:

Theo thông tin anh đã cung cấp từ 1/9/2017 đến ngày 1/9/2020 theo dự tính sẽ lên thêm 1 bậc lương dựa theo căn cứ Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV:

Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

a) Đối với cán bộ, công chức:

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

Theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên các cán bộ, công chức đầu tiên phải đáp ứng được 2 tiêu chuẩn nêu trên. Tiêu chuẩn về hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao và không vi phạm kỷ luật bị xử lý theo hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức. Như vậy, thì sau thời hạn định kỳ 3 năm (36 tháng) nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì sẽ được xét tăng thêm 1 bậc lương.

Vì lý do tinh giảm biên chế nên đến ngày 31/12/2019 tôi nghỉ việc (lúc này tôi đã đóng 27 tháng bảo hiểm xã hội bậc 4/9). Ngày 1/6/2020 anh xin làm ở cơ quan khác và vẫn được giữ mức lương là 4/9. Việc anh xin vào cơ quan khác, mức lương được giữ nguyên và trực tiếp vào làm việc nên thuộc diện được tuyển dụng miễn thực hiện chế độ tập sự quy định tại Điều 10 Thông tư 15/2020/TT-BNV:

Điều 10. Trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự

1. Người trúng tuyển viên chức được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:

a) Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

3. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp.”

Anh được nhận vào làm việc tại cơ quan mới với công việc có lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ phù hợp. Đối chiếu với Khoản 3 Điều 10 nêu trên thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc đã làm công việc chuyên môn phù hợp yêu cầu vị trí mới sẽ được tính vào thời gian xét nâng lương lần sau. Do đó, anh đã giữ bậc lương 4/9 được 27 tháng nên khi vào cơ quan mới sẽ được tính cả 27 tháng vào thời gian nâng lương lần sau.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo