Trần Phương Hà

Chế độ làm việc của Bảo vệ làm việc dưới hình thức hợp đồng tại cơ quan hành chính

Luật sư tư vấn chế độ làm việc của bảo vệ làm việc tại cơ quan nhà nước được ký hợp đồng lao động. Cơ quan nhà nước ký hợp đồng lao động với người giữ chức vụ bảo vệ có đúng với quy định pháp luật? Chế độ làm việc, nghỉ lễ tết được pháp luật quy định như thế nào? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn chế độ làm việc của bảo vệ

Công việc bảo vệ là một trong các công việc thực hiện chế độ hợp đồng trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Công việc bảo vệ được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng giữa cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp với cá nhân trực tiếp làm. Vậy các chế độ của người bảo vệ có giống như những người lao động được ký hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp? Có áp dụng bộ luật lao động để thực hiện các chế độ cho bảo vệ? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn, giải đáp những vướng mắc của quý bạn liên quan đến hợp đồng.

2. Chế độ làm việc của bảo vệ làm việc dưới hình thức hợp đồng tại cơ quan hành chính

Câu hỏi: Chào luật sư!

Em hiện đang làm Bảo Vệ của một cơ quan hành chính sự nghiệp khoán chi thuộc nhà nước được ký hợp đồng dưới hình thức hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Hiện giờ những vấn đề về lương, thưởng thì em không có thắc mắc gì vì những chế độ đó thì em vẫn được hưởng bình thường; nhưng còn về giờ làm việc thì em không được nghỉ ngày nào kể cả Thứ 7 và Chủ Nhật và các ngày trong năm. Làm việc 12 tiếng/ ngày. Em chỉ được nghỉ 3 ngày Tết. Vậy em muốn hỏi trong trường hợp này thì đơn vị ký hợp đồng với em có làm đúng không? và căn cứ vào đâu ạ? những tháng bình thường em có được nghỉ 4 ngày theo luật lao động không và căn cứ vào nghị định thông tư nào mong luật sư tư vấn giúp em ạ? 

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ, thì công việc bảo vệ là một trong các công việc thực hiện chế độ hợp đồng trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Theo đó, công việc này được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng giữa cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp với cá nhân trực tiếp làm,  hoặc cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ dưới các dạng: hợp đồng thuê khoán tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế và các loại hợp đồng khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi bạn ký hợp đồng với cơ quan hành chính Nhà nước thì hợp đồng của bạn dưới dạng hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012. Khi đó quyền lợi của bạn sẽ được bảo đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động dựa trên những quy định của Bộ luật lao động. Do đó, về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc dưới hình thức hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP áp dụng theo quy định của pháp luật về lao động. Cụ thể như sau:

Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 quy định về thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động như sau:

“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ”.

Vậy, theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc bình thường của người lao động chỉ tối đa là 8 tiếng/ 1 ngày. Trường hợp của bạn làm 12 tiếng/ 1 ngày lớn hơn so với thời gian làm việc bình thường. Thời gian làm việc dư ra, có thể đã theo thỏa thuận của các bên về việc làm thêm giờ và có chế độ tiền lương tương ứng. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận  về thời gian làm việc trong hợp đồng thì thời gian 4 tiếng tăng thêm sẽ tính vào thời gian  làm thêm giờ. Bạn xem xét các điều khoản trong hợp đồng, nếu cho rằng quyền và lợi ích của mình đang bị xâm phạm thì bạn có quyền gửi đơn khiếu nại trực tiếp tới trưởng cơ quan, đơn vị trình bày sự việc và yêu cầu trả thêm tiền lương làm thêm giờ trong trường hợp của bạn.

Tiếp nữa, bạn có trình bày, bạn làm việc 7 ngày/ 1 tuần (làm việc cả thứ 7 và Chủ nhật):

Điều 110 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời gian nghỉ hằng tuần như sau:

“1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động”

Theo quy định trên, không thể bắt người lao động làm việc liên tục 7 ngày/ tuần được (nếu làm thì phải bố trí nghỉ bù). Hành vi yêu cầu người lao động làm việc liên tục 7 ngày/ tuần là hành vi trái quy định của pháp luật. Bạn cũng có quyền yêu cầu trưởng cơ quan làm rõ, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bạn.

Mặt khác, Bộ luật lao động 2012 cũng quy định về việc nghỉ lễ, tết đối với người lao động. Điều 115 Bộ luật này quy định như sau:

“1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.”

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169