Chế độ hưu trí khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về chế độ hưu trí khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức độ suy giảm khả năng lao động theo độ tuổi sẽ diễn ra nhanh hơn so với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường.
Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong trường hợp này, nhà làm luật đã giảm tuổi nghỉ hưu của người lao động khi họ có đủ thời gian làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
2. Chế độ hưu trí với người làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Câu hỏi:
Đơn vị tôi kinh doanh xăng dầu. Cửa hàng trưởng được giám đốc bổ nhiệm và quy định rõ chức năng nhiệm vụ của cửa hàng trưởng là chức năng quản lý không tham gia bán hàng. Tuy nhiên sau đó công ty có một văn bản quy định những cửa hàng nhỏ thì cửa hàng trưởng phải tham gia bán hàng (xăng dầu) ngày 3 tiếng. Vậy cho tôi hỏi, ngày 3 tiếng tham gia bán hàng trực tiếp ấy có được tính vào thời gian tham gia công việc độc hại không? Nếu được thì sẽ được hưởng chế độ hưu trí khi nào?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, tại thời điểm hiện tại, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được xác định như sau:
+ Đối với lao động nam: 60 tuổi 9 tháng (năm 2023), sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tuổi (cho đến đủ 62 tuổi vào năm 2028);
+ Đối với nữ: 56 tuổi (năm 2023), sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tuổi (cho đến đủ 60 tuổi vào năm 2035).
Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, nếu người lao động có đủ 15 năm làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì có thể được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn không qua 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường (nêu trên).
Tại quy định này không phân biệt làm công việc đó với thời gian là bao nhiêu trong một ngày.
Theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH thì bán lẻ xăng là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Mục XII (Thương mại) của Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo thông tư này.
Như vậy, với thời gian làm việc (bán xăng) 03 giờ/ ngày thì cửa hàng trưởng vẫn được xác định là làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và và được hưởng chế độ nghỉ hưu của người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nếu có đủ 15 năm làm công việc này và 20 năm đóng BHXH.
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất