Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chế độ hưu trí đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện là hai khái niệm phát sinh khi nhắc đến các chế độ bảo hiểm theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong đó, chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện là chế độ ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều người.

1. Luật sư tư vấn chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc thì chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng được rất nhiều người quan tâm bới thủ tục tham gia chế độ bảo hiểm này đơn giản hơn chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc rất nhiều. Nếu như khi để được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người tham gia bắt buộc phải tham gia quan hệ lao động, còn chế độ bảo hiểm tự nguyện dành cho những đối tượng không tham gia hoặc không đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm bắt buộc nhưng vẫn muốn hưởng một số chế độ bảo hiểm.

Hiện nay, khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện người tham gia được hưởng hai chế độ đó là hưu trí và tử tuất, do đó đối với những người chỉ có nhu cầu hưởng hai chế độ này thì có thể lựa chọn tham gia chế độ bảo hiểm tự nguyện. Vậy để tham gia cần có điều kiện gì? Mức đóng được quy định như thế nào? Mức hưởng chế độ so với chế độ bắt buộc thì như thế nào?... Để được tư vấn cụ thể các vấn đề nêu trên, bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn để được bộ phận tư vấn pháp luật của chúng tôi giải đáp cụ thể các vấn đề này.

2. Chế độ hưu trí đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

  • Điều kiện hưởng:
  • Điều kiện hưởng hưu trí hàng tháng:

Điều 73 Luật bảo hiểm xã hội 2014 để được hưởng lương hưu, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động cụ thể:“2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.”

+ Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Lưu ý: Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

  • Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

Theo Điều 77 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đủ tuổi nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội.

+ Ra nước ngoài để định cư.

+ Người đang mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

  • Quyền lợi được hưởng:
  • Mức hưởng lương hưu hàng tháng:

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được quy định tại Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội, được hướng dẫn Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:

Người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;

Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

  • Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

  •  Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:

Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

  • Thủ tục hưởng:
  1. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB;
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa nếu có;
  • Ngoài ra tùy từng trường hợp sẽ có thêm một số giấy tờ khác quy định tại khoản 1.2.2 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH 2019.
  1. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB;
  • Ngoài ra tùy từng trường hợp sẽ có thêm một số giấy tờ khác quy định tại khoản 1.2.3 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH 2019.

Trân trọng!

Phòng tư vấn – Công ty Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169