Phạm Diệu

Chế độ bảo hiểm cho người bị tai nạn lao động phải nghỉ việc!

Em tôi bị tai nạn lao động mất sức 81%, hưởng chế độ tai nạn lao động từ năm 1985 cho đến nay (có chế độ người nuôi dưỡng), trước tháng 4/2015, tiền trợ cấp BHXH của em tôi gộp chung cả người nuôi dưỡng vào làm 1. Nhưng khi có tiền truy lĩnh trợ cấp BHXH thì cơ quan BHXH huyện lại tách ra làm 2 và cả 2 phần nầy đều không được tăng 8% như bao nhiêu người được hưởng chế độ tăng khác.

 

Tôi có hỏi cơ quan BHXH thì được họ trả lời rằng TNLĐ không nằm trong danh mục tăng trợ cấp BHXH theo Nghị định 09/2015/NĐ-CP. Tôi đã tham khảo Nghị định này và tôi thấy ngay Điều 1 về đối tượng điều chỉnh, tại mục 3 của NĐ có quy định: "Người đang hượng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật"; Như vậy, trường hợp của em tôi có phải là người đang hưởng chê độ mất sức lao động hay không? và có quy định nào phải tách người nuôi dưỡng thành một phần hưởng trợ cấp khác người tai nạn lao động hay không?

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi đề nghị tư vấn đến Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
 
Vì em bạn bị tai nạn suy giảm khả năng lao động 81% nên theo Luật Bảo hiểm xã hội, em bạn sẽ được hưởng hai loại trợ cấp tai nạn lao động như sau:
 
Điều 43.Trợ cấp hằng tháng
 
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
 
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
 
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
 
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.  
 
Điều 46.Trợ cấp phục vụ
 
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 43 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.  
 
Đây là hai khoản trợ cấp khác nhau và sẽ được tách riêng khi trợ cấp.
 
Về việc tăng mức trợ cấp theo Nghị định 09/2015/NĐ-CP thì đối tượng điều chỉnh bao gồm:
 
Nghị định này điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng sau đây:

Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
 
Theo như Nghị định trên thì việc tăng 8% mức trợ cấp này chỉ áp dụng cho người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. Em bạn thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp tai nạn lao động chứ không phải trợ cấp mất sức lao động nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định này. Theo đó, mức trợ cấp của em bạn cũng sẽ không được tăng theo Nghị định này.
 
Những trường hợp được hưởng trợ cấp mất sức lao động được quy định trong Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 236-HĐBT ngày 18-9-1985 về bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách về thương binh và xã hội.

 

Trân trọng!
CV.Hương – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo