Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chấm dứt hợp đồng khi NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc?

Người lao động đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người sử dụng lao động có được quyền chấm dứt hợp đồng không? Hết thời hạn thai sản người lao động có được quay lại làm việc không?

Nội dung câu hỏi: Chị H vào làm việc tại công ty X với HĐLĐ không xác định thời hạn. Tháng 5 năm 20xx chị H mang thai đứa con thứ 2. Vì sức khỏe yếu nên chị thường xuyền không hoàn thành nhiệm vụ. Tháng 9 năm 20xx chị bị lấp biên bản 2 lần, ngày 5/10/20xx công ty đã ra thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng với chị vào ngày 25/11/20xx và ngày 25/11/20xx công ty đã chấm dứt hợp đồng với chị vì chị thường xuyên không hoàn thành công việc.

Hỏi:

1. Việc chấm dứt HĐLĐ của công ty X đối với chị H là đúng hay sai? Tại sao?

2. Nếu không đồng ý, chị H có thể gửi đơn đến cơ quan nào để bảo vệ quyền lợi cho mình?

3. Giả sử tháng 12 năm 20xx do thai có bệnh lý nên bác sĩ yêu cầu chị phải nghỉ việc ở nhà dưỡng thai. Hãy tư vấn cho chị H để chị H được nhận lại sau khi nghỉ chế độ thai sản?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 Thứ nhất, về việc chấm dứt hợp đồng lao động

Theo quy định tại điều 36 Luật lao động 2019 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, theo đó người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

“a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

...”

Nếu chị H thường xuyên không hoàn thành công việc như trong hợp đồng, đã được xác định theo chỉ tiêu đánh giá được quy định trong quy chế của người sử dụng lao động thì việc người sử dụng lao động có lý do để chấm dứt hợp đồng với chị H. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 37 BLLĐ 2019 thì người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Do đó, nếu chị H đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì công ty chưa được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với chị H.

Thứ hai, về việc bảo vệ quyền lợi cho chị H

Trong trường hợp, không đồng ý với quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty X chị có thể nhờ Công đoàn tại công ty nơi bạn làm việc bảo vệ quyền và lợi ích cho mình.

Ngoài ra, chị H có thể làm đơn đến phòng Lao động thương binh - xã hội hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi  đặt trụ sở của công ty để yêu cầu giải quyết tranh chấp trong trường hợp này.

Thứ ba, nếu như chị H còn tiếp tục làm việc đến năm tháng 12/2014

Theo quy định thời gian nghỉ chế độ thai sản của lao động nữ là 06 tháng, hết thời gian thai sản công ty vẫn phải sắp xếp công việc để chị H tiếp tục được thực hiện hợp đồng. Do đó, trường hợp chị H nghỉ thai sản theo đúng quy định thì khi hết thời gian thai sản chị H vẫn tiếp tục thực hiện công việc. Nếu công ty muốn chấm dứt hợp đồng lao động với chị H thì phải có lý do theo quy định pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169