Nông Bá Khu

Chấm dứt HĐLĐ khi người lao động đang điều trị do ốm đau, tại nạn có vi phạm Luật?

Người lao động bị ốm, bị tai nạn cần điều trị thời gian dài không thể tiếp tục làm việc dẫn đến trì trệ công việc. Trường hợp này công ty phải giải quyết như thế nào? Có căn cứ nào để chấm dứt hợp đồng lao động với họ không?

1. Luật sư tư vấn Luật Lao động

Trong trường hợp bạn cần tư vấn chấm dứt HĐLĐ mà chưa tìm được căn cứ pháp luật, bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia qua Email tư vấn hoặc theo số điện thoại Tổng đài: 1900.6169 để được Luật sư, Chuyên viên tư vấn của chúng tôi giải đáp cụ thể.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về chấm dứt HĐLĐ khi đang điều trị ốm đau

Câu hỏi tư vấn: Trường của tôi có một nhân viên ký hợp đồng có thời hạn là 9 tháng, trong ngày nghỉ (thứ bảy) bị tai nạn giao thông khá nặng nay đã tạm ổn muốn đi làm lại nhưng sưc khỏe chưa đảm bảo, đã nghỉ một tháng nhà trường vẫn trả lương, Nay nhà trước muốn chấm dứt hợp đồng lao động với bạn nhân viên này thì có vi phạm luật lao động không? Hợp đồng của bạn còn 5 tháng, khi hết hạn HĐLĐ, trường có được cho bạn nghỉ việc không?

Trả lời tư vấn: Chào anh, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi đã tư vấn như sau:

Nhân viên hiện đang ký hợp đồng có thời hạn 9 tháng nhưng nay bị tai nạn giao thông xin nghỉ 1 tháng. Hợp đồng lao động của nhân viên này đang còn thời hạn 5 tháng. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 36 quy định về quyền chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động với trường hợp người lao động nghỉ tai nạn cụ thể như sau:

“Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.”

Theo đó, đối với hợp đồng lao động dưới 12 tháng thì người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi người lao động nghỉ quá nửa thời hạn hợp đồng lao động. Vậy nên, nhân viên này chỉ nghỉ 1 tháng thì trường vẫn chưa đủ căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Ngoài ra, nếu không đủ căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động theo điểm b khoản 1 Điều 36 nêu trên thì khi người lao động đang bị tai nạn đang điều trị thì người sử dụng lao động không được thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

“Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.”

Như vậy, trong trường hợp này trường bạn không có đủ căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với nhân viên này. Sau thời gian điều trị có sức khỏe ổn định thì nhân viên phải quay trở lại công việc.

Hợp đồng còn thời hạn là 5 tháng, nên sau khi điều trị xong nhân viên qua trở lại làm việc đến hết hạn hợp đồng. Khi hết thời hạn 9 tháng làm việc thì trường có thể thanh lý hợp đồng lao động, hai bên chấm dứt quan hệ lao động.

Tuy nhiên nếu trường hợp người nhân viên này cũng có ý chí mong muốn nghỉ việc thì hai bên có thể cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng theo Khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn