LS Vũ Thảo

Cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản

Tư vấn trường hợp một người qua nhà người khác lấy xe, sau đó đã trả. Chiều hôm sau chủ sở hữu xe viết đơn tố cáo người đó tội cưỡng đoạt tài sản. Muốn bảo vệ quyền lợi của người đó thì phải làm sao?

Nội dung câu hỏi: chuyện là có 1 người thiếu em 10 triệu đồng mà 4 tháng nay không đóng lời lãi. Và em chỉ mong lấy lại khoản vốn gốc. Vào lúc 3 giờ chiều em có lại nhà bà kêu bà trả tiền thì bà lại hứa nữa. Em nói là tiền mượn dùm nếu không có tiền thì dì đưa xe của dì cho con đi cầm để trả cho người ta. Nói xong bà kêu em lấy xe đi, rồi em dắt xe về nhà. Khoảng vài giờ sau gia đình em có động viên em kêu trả xe lại. Và em đã trả xe cho bà, bà đã nhận xe 2 ngày rồi. Chiều lại hôm sau bà viết đơn tố cáo em là tội cưỡng đoạt tài sản của bả. Như vậy em muốn bảo vệ quyền lợi của em thì phải làm sao. Em có bị bắt đi tù không. Mong luật sư giúp em. Em cảm ơn nhiều.

 

Trả lời tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi thông tin tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi giải quyết như sau:

 

Nếu bạn muốn bảo vệ quyền lợi của mình thì bạn cần xác định hành vi của bạn có cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản hay không?

 

Theo Điều 170 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

 

“1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

 

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

 

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

e) Tái phạm nguy hiểm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

 

Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.

 

Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi (lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác.

 

Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản như: Doạ sẽ tố cáo với chồng về việc vợ ngoại tình, doạ sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản....

 

Có thể nói, cưỡng đoạt tài sản là tìm mọi cách làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm về tài sản sợ hãi phải giao tài sản cho người phạm tội. Như vậy, hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác mà người phạm tội thực hiện là nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi đe dạo sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản là tội phạm đã hoàn thành. Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả thì tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hơn hoặc là tình tiết xem xét khi quyết định hình phạt.

 

Theo thông tin bạn cung cấp thì tôi chưa thể xác định chính xác hành vi của bạn đã cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản hay chưa. Bạn cần xem xét tại thời điểm bạn sang nhà bên kia bạn có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hay có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần để người đó đưa xe cho bạn không? Trường hợp người đó tự nguyện đưa xe cho bạn mà bạn không thực hiện hành vi dùng vũ lực hay đe dọa, uy hiếp nào thì hành vi của bạn sẽ không cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Vì lúc này việc bạn có được chiếc xe là thông qua ý chí tự nguyện của chủ sở hữu chiếc xe.  

 

Trường hợp bạn dùng vũ lực hoặc có hành vi đe dọa, uy hiếp chủ sở hữu chiếc xe nhằm chiếm đoạt tài sản thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.  

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Vũ Thảo - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo