Nguyễn Nhàn

Cần làm gì khi bị đe dọa đòi nợ?

Hiện nay, nhiều trường hợp phát sinh các khoản vay tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc từ các cá nhân khác... nhưng bị mất khả năng thanh toán, không thanh toán khoản vay đúng hạn. Khi đó, có rất nhiều trường hợp người vay bị nhắn tin, gọi điện đe dọa... gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như tinh thần của người vay. Vậy trường hợp này bên bị đe doạ cần làm gì để bảo vệ quyền lợi?

Nội dung câu hỏi:

Kính chào Công ty Luật Minh Gia. Năm 2018 tôi có quan hệ tình cảm với 1 người bạn gái tên C. Sau thời tìm hiểu chúng tôi quyết định về sống chung nhưng chưa đăng ký kết hôn. Tháng 8 năm 2018 tôi có buôn bán nhưng đổ bể, bên chủ hàng đòi tiền, để duy trì mối quan hệ lâu dài, tôi hỏi người bạn gái tôi là có tiền không, vay giúp tôi 40 triệu. Ban đầu bạn gái tôi bảo lấy cái xe cô ấy đi cầm tạm trả người ta, rồi mấy hôm sau cô ấy đưa tôi 20 triệu nữa. Sau đó, do đặc thù công việc của tôi là đi làm xa, nên mâu thuẫn càng đưa lên đỉnh điểm, chúng tôi chia tay. Cách đây mấy hôm, hai người bạn trai cô ấy xuống bắt tôi viết giấy nợ, (Thực chất là cô ấy viết rồi tôi kí). Trong đó viết như thế này, bắt tôi phải đền số tiền là cái xe với giá ban đầu (giá xe mới mua là 33 triệu), cộng với số tiền 20 triệu mà cô ấy bảo vay bên ngân hàng lên tới hơn 44 triệu. Trong khi đó, cô ấy với bạn trai giữ hết toàn bộ giấy tờ liên quan của tôi, bao gồm cả bằng TNĐH, các chứng chỉ khác... Hiện giờ tôi không có khả năng để 1 lúc lo hết số tiền trên, vì thế tôi mới tích góp được 10 triệu nên tôi gửi trước, thời gian gần đây, tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi hăm dọa đến tính mạng. Tôi rất là hoang mang.Vấn đề tôi hỏi các luật sư ở đây là tôi nên làm như thế nào, khi không có khả năng trả 1 lúc với số tiền hơn 70 triệu, với lại hai bên cũng không thỏa thuận được. Tôi nên lên công an trình báo như thế nào, rồi phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của anh chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, đối với hợp đồng vay tài sản

Theo thông tin anh cung cấp, hiện tại anh đã ký giấy vay nợ, xác nhận tổng số tiền nợ chị C là hơn 70 triệu đồng, do đó căn cứ xác định giữa anh và chị C có phát sinh hợp đồng vay tài sản.

Tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Căn cứ theo quy định nêu trên anh có nghĩ vụ hoàn trả khoản vay cho bên cho vay khi đến hạn. Nếu anh không hoàn trả đúng hạn và các bên không có thỏa thuận nào khác thì bên cho vay có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu anh thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, đối với các cuộc gọi đe dọa đòi nợ

Tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về Tội đe dọa giết người như sau:

“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

…”

Căn cứ theo quy định nêu trên, hành vi đe dọa giết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có căn cứ làm cho người bị đe dọa cho rằng người đe dọa sẽ thực sự thực hiện hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng của mình.

Đối với trường hợp của anh, hiện nay anh nhận được các cuộc gọi đe dọa sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của anh tuy nhiên chưa xác định được cụ thể đối tượng gọi cho anh là ai, mục đích cụ thể của họ là gì, họ có hành vi nào thể hiện sẽ thực hiện hành vi như đe dọa hay không… do đó chúng tôi chưa thể khẳng định người đe dọa anh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên. Tuy nhiên, nếu bản thân anh vẫn lo sợ về việc đe dọa này thì anh có quyền trình báo cơ quan công an nơi anh đang cư trú để cơ quan có thẩm quyền nắm được nội dung sự việc và kịp thời hỗ trợ anh trong trường hợp có tình huống xấu xảy ra.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo