Cách tính trợ cấp thôi việc như thế nào?
1. Luật sư tư vấn về lao động.
Luật Minh Gia luôn sẵn sàng hỗ trợ cho khách hàng về các vấn đề lao động, vì chúng tôi hiểu được những khó khăn trong quá trình sử dụng pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động. Hầu hết tập trung vào trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động; chế độ về bảo hiểm xã hội; chế độ ưu đãi đối với lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi; các khoản chi trả trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc…
Bên cạnh đó, chúng ta thường tập trung vào Luật lao động mà quên đi Luật việc làm, Luật bảo hiểm xã hội điều đó là một thiếu xót. Bởi lẽ, trong Luật việc làm ghi nhận rất nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ việc làm cho người lao động, các chế độ khi người lao động bị thất nghiệp. Luật bảo hiểm xã hội điều chỉnh các vấn đề về chế độ hưu trí, tử tuất, thai sản, ốm đau, bệnh nghề nghiệp. Đồng thời Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng tích cực điều chỉnh các vấn đề cung ứng lao động cho thị trường nước ngoài nhằm giả thiểu tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam.
Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý. Bên cạnh đó, để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
2. Cách tính trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Hỏi: Chào Luật sư, mong Luật sư tư vấn về trường hợp này của tôi. Tôi làm cho công ty tư nhân kể từ ngày 01/07/2013, đến gày 07/04/2015 tôi có làm đơn xin nghỉ việc, trong 2 năm làm việc này công ty ko kí hợp đồng lao động cho tôi, không đóng bảo hiểm xã hội cũng như bảo hiểm thất nghiệp. Khi nghỉ việc tôi có liên lạc lại yêu cầu công ty giải quyết trợ cấp thất nghiệp và nhận được kết quả như sau:
Theo Nghị định số: 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động (BLLĐ), có hiệu lực từ ngày 01/3/2015 thì vấn đề trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm được quy định như sau:
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của NLĐ được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
- Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi thôi việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Chức vụ : Nhân viên bán hàng
- Thời gian thử việc : 3 tháng ( từ tháng 4 – tháng 6/2013 )
- Thời gian làm việc chính thức : Từ 01/07/2013 đến 08/04/2015 ( 21 tháng )
- Mức lương bình quân 6 tháng liền kề : 3.083.000
Lương tháng : 2.900.000 ( từ tháng 10/2014 – tháng 2/2015)
Lương tháng : 4.000.000 ( từ tháng 3/2015)
Tiền trợ cấp thôi việc : 2 * 3.083.000 *1/2 = 3.083.000 (Bằng chữ : Ba triệu tám mươi ba ngàn đồng)
Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, phía công ty trợ cấp cho tôi như vậy đã thoả đáng chưa? Rất mong nhận được phản hồi sớm của văn phòng Luật sư.
>> Tư vấn quy định về trợ cấp thôi việc, gọi: 19006169
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì hiện nay công ty đồng ý chi trả trợ cấp thôi việc cho bạn là hoàn toàn đúng và có căn cứ pháp luật. Khi áp dụng quy định của Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động (BLLĐ), có hiệu lực từ ngày 01/3/2015 thì vấn đề trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm công ty đã tính toán đúng để đảm bảo cho bạn hưởng quyền lợi của mình. Căn cứ:
Điều 14 - Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Khoản 10 Điều 36, Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật Lao động.
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
4. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trong một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau:
a) Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương;
b) Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm;
c) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
6. Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.
--------------
Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn về trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp
Xin chào luật sư, tôi hiện đang công tác tại UBND phường với quá trình công tác như sau: - Từ tháng 1/2005 - 12/2006: chức danh Tư pháp - Hộ tịch, là Công chức phường - Từ tháng 1/2007 - 1/2009: chức danh Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường, là cán bộ không chuyên trách phường - Từ tháng 2/2009 - 3/2016: chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, là Cán bộ phường - Từ tháng 4/2016 - 3/2017: chức danh Bình đẳng giới - Trẻ em, là cán bộ không chuyên trách phường Đến tháng 4/2016 tôi làm đơn xin nghỉ việc và đã được lãnh đạo phường giải quyết thôi việc theo nguyện vọng. Kính mong luật sư trợ giúp cho tôi về việc sau khi tôi nghỉ việc có được trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp hay không và nếu có thì cách tính trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp như thế nào. Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự trả lời của luật sư.
Luật sư tư vấn: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự qua một số bài viết tư vấn tương tự sau đây:
>> Cách tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp khi hợp đồng lao động chấm dứt
>> Tư vấn về trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất