Luật sư Trần Khánh Thương

Cách tính phụ cấp công tác lâu năm tại vùng có điều kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn

Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm những vùng nào? Người làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì có được hưởng chính sách gì không? Điều kiện hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng được quy định như thế nào?

1. Luật sư vấn chính sách đối với người làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là những vùng hạn chế từ cơ sở hạ tầng, cơ sở giáo dục, trang thiết bị y tế đến điều kiện và môi trường sống. Do đó, Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi không chỉ cho những người làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà còn cả với gia đình của họ để thu hút nhân tài, tạo điều kiện để những vùng khó khăn có cơ hội phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế,…Theo đó, những phụ cấp được nhiều người quan tâm nhất là phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,…

Tuy nhiên, không phải người nào cũng nắm rõ quy định pháp luật về điều kiện hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng các chính sách ưu đãi này của Nhà nước. Trong trường hợp bạn cần hỗ trợ, tư vấn để đảm bảo tối đa quyền lợi của mình thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Cách tính phụ cấp công tác lâu năm tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Thưa Luật sư! Tôi ra trường năm 1997 và công tác tại vùng có ĐKKTXH đặc biệt khó khăn đến 8/2008 (không được hưởng thu hút). 9/2008-8/2011 tôi công tác tại vùng thuận lợi. 9/2011 đến nay (9/2016) tôi công tác tại vùng đã được hưởng thu hút (70%). 

Hiện nay tôi vẫn đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính phụ cấp lâu năm như thế nào? Có được cộng dồn giai đoạn 1997-2008 không? Mong luật sư giúp đỡ. cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn  đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 116/2010/NĐ-CP về  chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biêt khó khăn quy định về phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:

Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn như sau:

1. Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;

2. Mức 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;

3. Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.

Điều này được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 31/08/2011 như sau:

2. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Khoản 1 Điều này là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn), bao gồm: 

a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; 

b) Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân. 

Như vậy, thời gian làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của bạn sẽ được cộng dồn cả khoảng thời gian 1997 - 2008. Tổng bạn có trên 15 năm làm việc tại vùng có điều kiện khó khăn, bạn sẽ được hưởng phụ cấp lâu năm với hệ số  0,7 so với mức lương tối thiểu chung.

>> Luật sư tư vấn về BHXH trực tuyến, gọi: 1900.6169

---------------

Câu hỏi thứ 2 0 Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được bảo lưu trong thời gian bao lâu?

Kính gửi Luật sư cho em hỏi: Cô Hiệu Trưởng ở Trường THCS từ tháng 3/2017 đến nay vẫn chưa có quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng lại thì có được hưởng phụ cấp chức vụ nữa hay không? và ưu đãi nghề có được hưởng hay không? Tại vì nếu là BGH thì dạy 2 tiết/1 tuần. Còn giáo viên thì dạy 19 tiết/tuần. Trong thời gian chưa được bổ nhiệm lại thì ưu đãi nghề tính như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp em? Em xin cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với yêu cầu tư vấn của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ tại Điểm c, Khoản 2, Mục II Thông tư 02/2005/TT-BNV quy định như sau:

2. Các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:

c) Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm):

c1) Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành,

c2) Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thêm thời gian công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu hoặc thôi giữ chức danh lãnh đạo để nghỉ hưu theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng.

c3) Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ, thì thực hiện theo hướng dẫn riêng trong lần sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đó.

c4) Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) còn lại ngoài các trường hợp tại các tiết c1, c2 và c3 nêu trên, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo; từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Căn cứ quy định nêu trên, nếu cô hiệu trưởng đủ điều kiện bổ nhiệm lại, tuy nhiên chưa có quyết định bổ nhiệm lại được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo, từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Về điều kiện hưởng phụ cấp ưu đãi nhà giáo thì căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT như sau:

Đối tượng quy định tại khoản 1 Mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các kí tự đầu của mã số hạng là V.07) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo;”.

Như vậy, đối chiếu quy định nêu trên thì hiệu trưởng trường trung học cơ sở được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và có mã số hạng là V.07, do đó cô hiệu trưởng vẫn được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169