Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Cách tính lương hưu cho người có thời gian công tác trong quân ngũ

Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay bao gồm các chế độ đó là chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Trong đó, chế độ hưu trí là chế độ được người lao động rất quan tâm.

1. Cách tính lương hưu cho người có thời gian công tác trong quân ngũ

Nội dung yêu cầu tư vấn: Chào luật sư, cho tôi hỏi năm nay tôi 61 tuổi và có được 30 năm 6 tháng công tác tại cơ quan nhà nước và đóng bảo hiểm. Trong đó khoảng 10 năm đầu tôi học trường sỹ quan lục quân 1 và là sỹ quan chỉ huy - thời gian trong trường và tham gia chiến đấu có được quy đổi để hưởng chế độ không? Khi nghỉ hưu trong 30 năm công tác có thời gian là sỹ quan quân đội thì được tính như thế nào? Tôi xin cảm ơn/

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bác đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bác, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ khoản 6 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau: “6. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân.”

Như vậy, nếu như bác chưa hưởng trợ cấp xuất ngũ thì thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Cách tính lương hưu cho đối với người làm việc theo chế độ tiền lương nhà nước được tính như sau:

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 115/2015 NĐ-CP quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần như sau:

“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

…”

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu được dùng để tính lương hưu cho bác.

Khoản 2 ĐIều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức lương hưu hàng tháng như sau:“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”

Như vậy, mức lương hưu hàng tháng mà bác được hưởng là 20 năm đầu tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm, sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%, tối đã 75%.

2. Tư vấn về trợ cấp mất việc làm

Nội dung yêu cầu tư vấn: Chào văn phòng luật sư, Tôi sinh năm 1968 công tác năm 1998 nếu vào giữa hoặc cuối năm 2022 tôi nghỉ việc do thực hiện đề án sáp nhập của 02 cơ quan. Như vậy tôi được hưởng chế độ như thế nào khi nghỉ việc. Rất mong nhận được sự trả lời của luật sư, chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:  Cảm ơn bác đã gửi yêu cầu tư vấn tới Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Điều 47 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp mất việc làm như sau:

“1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

…”

Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm do sáp nhập doanh nghiệp theo khoản 11 Điều 34 Bộ luật lao động 2019.

Trân trọng!

Phòng luật sư tư vấn – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169