LS Trần Liên

Nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức có được hưởng lương không?

Pháp luật quy định về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như thế nào? Khi nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản người lao động có được hưởng lương không? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Tư vấn chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản

Chế độ thai sản là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do thai sản dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, chế độ thai sản còn thể hiện tính nhân văn ở chỗ cho phép người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian thai sản. Tuy nhiên, trên thực tế không phải người lao động nào cũng nắm rõ các quy định của pháp luật để hưởng trọn vẹn quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Do đó, nếu bạn chưa rõ về chế độ thai sản nói chung và chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản nói riêng, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Hưởng chế độ dưỡng sức thế nào? Thời gian nghỉ có được hưởng lương không?

Câu hỏi:

Chào luật sư, cho em hỏi về chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản với ạ.

Theo luật gia: Mai Anh – Công ty Luật Minh Gia trả lời bạn đọc thì em hiểu rằng: Sau chế độ nghỉ thai sản là 6 tháng mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong vòng 60 ngày kể từ ngày hết hạn nghỉ thai sản đúng không ạ. Về cách tính và thời gian nghỉ thì em cũng đã hiểu, nhưng có 1 điều em không rõ mong Luật Minh Gia trả lời giúp em với ạ:

- Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, em bảo kế toán trường em làm cho em chế dộ nghỉ dưỡng sức phục hồi sau thai sản thì được kế toán trả lời rằng: Nếu làm chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản thì phải cắt 5 ngày lương( nghĩa là được 5 ngày lương thì không có tiền sau thai sản, mà được tiền sau thai sản 5 ngày thì phải cắt 5 ngày lương, không được hưởng đồng thời cả 2 một lúc) điều đó có đúng không ạ? kế toán trả lời như vậy em thấy không thỏa đáng. Mong Luật Minh Gia tư vấn giúp em với ạ. Em xin cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn chị đã gửi yêu câu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định về Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

"1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung."

Điều 17 Nghị định 152/2006 quy định:

"1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;

b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:

a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở."

Theo quy định trên, sau  thời gian nghỉ thai sản mà sức khỏe con yếu thì lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Tùy vào từng trường hợp mà thời gian được nghỉ là khác nhau.

Theo quy định Luật  bảo hiểm xã hội 2006 quy định lao động nữa được nghỉ thai sản 6 tháng. Trong thời gian 6 tháng nghỉ thai sản sẽ được hưởng nguyên lương và được tính đóng BHXH. Sau thời gian nghỉ thai sản, mà người lao động sức khỏe còn yếu thì có quyền xin nghỉ từ 5- 10 ngày theo từng trường hợp. Trong thời gian nghỉ dưỡng sức này chị không làm việc cho công ty nên chị không được hưởng 5 ngày lương đó mà chỉ được hưởng mức trợ cấp do BHXH chi trả.

Hết thời gian nghỉ thai sản mà nếu sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 - 7 ngày trong 1 năm. Nếu chị nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con tại gia đình thì mức hưởng 1 ngày = 25% mức lương tối thiểu chung (25% x 1.050.000 đồng).

Trường hợp chị nghỉ 5 ngày  dưỡng sức tại gia đình thì trong 5 ngày này chị sẽ được hưởng: 25 x 1.050.000 x 5 ngày = 1.312.500 đồng.

Có nghĩa là trong 5 ngày nghỉ dưỡng sức sau thai sản thì chị sẽ không được hưởng lương làm việc 5 ngày đó mà chỉ được hưởng 1.312.500 đồng do BHXH chi trả. 

Trên đây là nội dung tư vấn về: Cách tính hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh con. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169