Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Cách tính chế độ hưu trí với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Lương hưu là vấn đề được người lao động đặc biệt quan tâm sau khi nghỉ việc, tuy nhiên với mỗi trường hợp chế độ hưởng lương hưu là khác nhau phụ thuộc vào quá trình tham gia bảo hiểm xã hội và tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm. Do đó, nếu bạn hoặc người thân của mình muốn tư vấn cụ thể về vấn đề này thì có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

1. Luật sư tư vấn về chế độ hưu trí

Theo quy định pháp luật hiện hành, người lao động được hưởng lương hưu khi đáp ứng điều kiện về tuổi và số năm tham gia bảo hiểm xã hội, tuy nhiên tùy từng trường hợp và thời điểm nghỉ hưu mà mỗi người lao động sẽ được hưởng mức hưởng khác nhau.

Do đó, nếu bạn hoặc người thân của mình gặp vấn đề này và chưa biết hưởng lương hưu thời điểm nào là có lợi nhất thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề:

- Điều kiện hưởng lương hưu;

- Mức hưởng lương hưu trước tuổi;

- Cách tính lương hưu đối với người lao động nghỉ trước tuổi.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được giải đáp kịp thời.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm trường hợp chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Quy định pháp luật về điều kiện, mức hưởng chế độ hưu trí

Nội dung câu hỏi: Chồng tôi sinh năm tháng 5 năm 1965, tham gia quân ngũ năm 1984 đến 1987 xuất ngũ chuyển ngành về vào học nghề cơ khí hệ trung cấp ( từ năm 1987 đến năm 1989) rồi về cơ quan hiện nay làm công nhân. Khi học xong cơ quan do chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang cơ chế thị trường cơ quan không bố trí được việc làm cho công nhân nên chồng tôi về làm ruộng. Đến năm 1994 cơ quan gọi đi làm nhưng đến tháng 1 năm 1997 mới cho tham gia BHXH liên tục cho đến nay. Trong suốt quá trình công tác chồng tôi thường xuyên liên tục làm việc tại môi trường độc hại nhưng đến năm 2004 cơ quan mới cho tham gia BHXH có độc hại. Năm 2010 chồng tôi bị tai nạn lao động giám định tổng hợp mất 45% khả năng lao động. Nay chồng tôi muốn nghỉ hưu sớm thì có được giải quyết không? và cần làm thủ tục gì? Cách tính lương hưu cho trường hợp của chồng tôi ra sao? Tôi xin nhờ luật sư giải thích giúp cho ạ. Tôi xin trân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với yêu cầu tư vấn của bạn, Công ty Luật Minh Gia trả lời tư vấn như sau:

Tại Công văn 4824/LĐTBXH-BHXH 2017 về chức danh nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm quy định:

1. Đối với trường hợp người lao động thực tế làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và được hưởng đầy đủ các chế độ đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật nhưng ghi chưa đúng chức danh nghề trong sổ bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Điều 98 Luật bảo hiểm xã hội.

2. Khi thực hiện điều chỉnh phải đảm bảo đúng tên nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

3. Đối với trường hợp người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng hồ sơ chưa đầy đủ hoặc phức tạp mà cơ quan BHXH không có đủ căn cứ để thực hiện điều chỉnh được theo điểm 1 nêu trên thì thông báo người sử dụng lao động lập hồ sơ đề nghị, gửi Bộ, ngành chủ quản có ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nếu tiếp tục có kiến nghị điều chỉnh.

4. Đối với các trường hợp đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đồng ý điều chỉnh chức danh nghề, công việc ghi chưa đúng trong sổ bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ vào văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện điều chỉnh.”.

Căn cứ quy định nêu trên, nếu chồng chị trở lại cơ quan làm việc từ năm 1994, đến tháng 01/1997 mới bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội và đến năm 2004 cơ quan mới cho tham gia BHXH có độc hại. Tuy nhiên, nếu thực tế cả quá trình làm việc tại công ty chồng chị làm công việc được quy định trong danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì chồng chị đề nghị đơn vị tiến hành thực hiện thủ tục điều chỉnh đúng tên nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Về điều kiện hưởng lương hưu được quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

"Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu           

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.".

Căn cứ theo quy định nêu trên thì điều kiện hưởng lương hưu đối với nam là có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi nếu đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Do đó, nếu chồng chị có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đủ 55 tuổi, có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì đủ điều kiện để hưởng lương hưu. Trường hợp, muốn nghỉ hưu trước tuổi thì có thể thực hiện thủ tục giám định sức khỏe để hưởng lương hưu trước tuổi.

Mức hưởng lương hưu được tính theo quy định tại Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Đối chiếu với trường hợp của chồng chị, do thông tin chị cung cấp chưa đầy đủ về số năm tham gia bảo hiểm xã hội, về thời điểm hưởng lương hưu nên chị có thể vận dụng các căn cứ pháp luật nêu trên để tính lương hưu cụ thể.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169