Cách tính Bảo hiểm thất nghiệp mới nhất năm 2024
Mục lục bài viết
1. Tư vấn về cách tính bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp BHXH
- Khi nghỉ việc, người lao động sẽ được nhận trợ cấp thấp nghiệp nếu có đủ điều kiện theo luật định. Thế nhưng, không ít người lao động vì không nắm rõ cách tính mà bị mất đi rất nhiều quyền lợi. Cũng như bảo hiểm xã hội một lần, rất nhiều người lao động sau khi chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội đã lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần để được một khoản tiền trước mắt để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên người lao động cũng không nắm rõ cách tính bảo hiểm.
- Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:
+ Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp;
+ Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
+ Cách tính trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội một lần;
+ Thủ tục, hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội một lần;
2. Cách tính trợ cấp thất bảo hiểm thất nghiệp
Câu hỏi:
Thưa luật sư, Em vào công ty làm đến ngày em nghỉ là được 3 năm 7 tháng. Em vào làm ngày 16/7/201x với mức lương cơ bản là 2.700.000 (nếu tính tăg ca thì e được khoảng 6.000.000). Tháng 1/201x-15/7/201x lương em được 3.200.000; Từ 16/7/201x - 12/201x lương em được 3.300.000; Tháng 1/201x - 15/7/201x lương em được 3.700.000; Từ 16/07/201x - 12/201x lương em được 3.800.000; Tháng 1/201x - 15/7/201x lương em được 4.150.000; Từ 16/7/201x - 7/9/201x lươg em được 4.250.000; Từ 8/9/20xx - 7/3/20xx em nghỉ thai sản nhưng mức lương em lên được 4.650.000; Từ 8/3/20xx-15/4/20xx em nghỉ dài hạn.
Như vậy thì em sẽ lãnh Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo hiểm xã hội bao nhiêu?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
- Về tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 50 Luật Việc làm 2013 thì:
“Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp…”
Khoản 3 Điều 39 Nghị định 28/2015/ND-CP hướng dẫn Luật việc làm và bảo hiểm thất nghiệp quy định:
‘’3. Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về viên chức.’’
Do đó, thời gian người lao động đang hưởng chế độ thai sản thì vẫn được tính là thời gian làm việc để trả trợ cấp thôi việc theo đúng quy định của pháp luật.
>> Tư vấn chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Theo thông tin bạn cung cấp, 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp của bạn bao gồm: tháng 2/201x; tháng 1/201x; tháng 12/201x; tháng 11/201x; tháng 10/20xx; tháng 9/202x.
Bạn có thể được hưởng số tiền bảo hiểm thất nghiệp = 60% x bình quân 6 tháng tiền lương từ tháng 9/201x đến tháng 2/202x.
- Về chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu bạn không muốn bảo lưu bảo hiểm xã hội. Trường hợp của bạn sau 1 năm nghỉ việc có thể nhận bảo hiểm xã hội 1 lần theo Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc:
"Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội màchưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
5. Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và các Khoản 3, 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội."
Hiện tại, bạn chưa đủ điều kiện để thanh toán bảo hiểm 1 lần sau 1 năm nghỉ việc bạn sẽ đủ điều kiện nhận bảo hiểm.
Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định:
“1. Bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động và Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội, Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư này. Trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định chưa đủ số năm cuối quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kỳ, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. Việc tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hỗ trợ của từng tháng được tính theo công thức sau:
Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng I = 0,22 x Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng I x Tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước tại tháng i
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
....
5. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ vào thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội ....”
Căn cứ trên thông tin bạn cung cấp, số năm bạn đóng bảo hiểm được tính như sau:
- Từ tháng 07/2012 đến tháng 12/2013 được tính đóng trước năm 2014 được làm tròn 2 năm
- Từ tháng1/201x đến 3/202x, được là tròn là 2,5 năm
- Tổng số tiền bảo hiểm 1 lần bạn được thanh toán được được tính theo công thức:
Số tiền bảo hiểm 1 lần được hưởng = 1,5 tháng x 2 năm + 2 tháng x 2,5 năm x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
---
3. Hưởng trợ cấp thất nghiệp có ảnh hưởng đến rút BHXH 1 lần không?
Câu hỏi:
Kính gửi Quý Luật Sư, Tôi tham gia bảo hiểm xã hội được 34 tháng (2 năm 10 tháng), với các lần đóng cụ thể: Từ 06/201x - 12/201x: 2.917.000 Từ 01/201x - 12/201x: 3.377.000 Từ 01/201x - 12/201x: 3.909.000 Từ 01/20xx - 03/20xx: 4.104.000 Tôi đã lãnh đủ 3 lần trợ cấp thất nghiệp.
Kính mong Quý Luật Sư giải đáp giúp tôi: 1/ Trường hợp của tôi có được hưởng bhxh 1 lần hay không? Nếu được thì khi nào tôi được hưởng? Và nhờ Quý Luật Sư hỗ trợ giúp tôi cách tính số tiền hưởng bhxh trong trường hợp tôi đã nhận hết bhtn này. 2/ Tôi có thể hủy sổ cũ và xin cấp lại sổ mới không?
Nếu vậy thì quá trình đóng cũ của tôi sẽ hủy bỏ hết hay vẫn in lại trên sổ mới? Chân thành cảm ơn Quý Luật Sư, và mong nhận được hồi âm.
Trả lời:
- Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, BHXH một lần
Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần, hưởng chế độ thất nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội một lần (đã được trích dẫn tại phần tư vấn 1): Thì sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH thì anh/chị có thể rút BHXH một lần, việc hưởng trợ cấp thất nghiệp không ảnh hưởng gì đến việc rút BHXH một lần cũng như mức hưởng BHXH một lần. Sau khi rút BHXH một lần, quá trình đóng BHXH cũ sẽ không còn, khi anh/chị tham gia BHXH thì quá trình đóng sẽ được tính lại từ đầu.
---
4. Trợ cấp thất nghiệp theo quy định luật BHXH trước đây thế nào?
Câu hỏi:
Luật sư cho hỏi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp và thủ tục như thế nào? Xin cảm ơn.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội năm quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;
2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Về mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Được quy định tại điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
“1. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên”
Về thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp
- Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Người đề nghị chuẩn bị hồ sơ như sau:
a/ Đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu số 3 (ban hành kèm theo Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2013).
b/ Bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc hoặc quyết định thôi việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc theo đúng quy định pháp luật.
Đồng thời, người lao động phải xuất trình sổ BHXH có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội về việc đóng BHTN hoặc bản xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội về việc đóng BHTN.
Người lao động phải trực tiếp nộp đầy đủ hồ sơ hưởng thất nghiệp trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp (ngày thứ nhất trong thời hạn 15 ngày là ngày làm việc ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp).
- Thời hạn giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Trong thời hạn 20 ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hưởng BHTN của người lao động theo quy định.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm trường hợp dưới đây để hiểu thêm về thủ tục nhận Bảo hiểm thất nghiệp:
>> Các bước cần thực hiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất