Trần Phương Hà

Các quy định về chế độ tiền lương

Xin chào Tổng Đài tư vấn Pháp luật! Xin tư vấn cho tôi về trường hợp chi trả tiền lương khi ngừng việc và các quy định về chế độ tiền lương sau: Tôi có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ ngày 4.9.1982 đến nay thuộc Công Ty Nhà Nước MTV chuyển sang CPH từ ngày 31/3/2016 nhưng chưa có quyết định CPH.

Công Ty đã giải quyết cho nghỉ việc 06 người do không thể sắp xếp và bố trí được công việc và tôi được giải quyết lãnh tiền trợ cấp thôi việc theo NĐ 63/NĐ-CP là 90.500.000đ với cam kết là quyết định CPH sẽ được ký ngày 31/3/2016 của ông Trưởng Phòng nhân sự. Nhưng đến nay Công Ty vẫn chưa có quyết định CPH và tôi cũng chưa nhận được quyết định nghỉ việc để chốt sổ BHXH làm chế độ hưu trí. Công Ty chính thức thông báo thôi trả lương từ ngày 1/5/2016 . Vậy xin hỏi Luật sư: Công Ty giải quyết như vậy có đúng quy định không? Xin Luật sư tư vấn và hướng dẫn cụ thể cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề của bạn Công ty xin được giải đáp như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi không xác định rõ được rằng Công ty thông báo việc thôi trả lương trên với lí do là gì, vậy nên chúng tôi đưa ra trường hợp để bạn có thể tham khảo về trường hợp của mình.

Trường hợp 1, Giữa   bạn và người sử dụng lao động có 1 thoả thuận về ngừng việc không trả lương, căn cứ theo Điều 98 Bộ Luật Lao động 2012:

"Tiền lương ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định."

Trong trường hợp này, nếu như giữa bạn và người sử dụng lao động thoả thuận ngừng việc thì tuỳ từng trường hợp, lý do ngừng việc bạn sẽ được hưởng tiền lương nghỉ việc theo quy định trên.

Trường hợp 2, Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 88/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2013 quy định:

“Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

5. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

6. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

b) Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.”

Nếu người sử dụng lao động tự ý thông báo không trả lương cho bạn mà không có bất kì thoả thuận nào là sai, trường hợp nếu như không thoả thuận với người lao động mà Công ty tự ý thông báo không trả lương mà bạn vẫn đi làm thì Công ty vẫn phải có nghĩa vụ trả tiền lương cho bạn. Trong trường hợp trên, nếu Công ty không đưa ra được lí do không trả lương cho bạn thì bạn có thể khiếu nại lên ban Giám đốc của đơn vị mình, nếu không thì có thể yêu cầu lên Phòng lao động thương binh và xã hội đề nghị họ giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo