Các chế độ được hưởng khi làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại
Mục lục bài viết
1. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Điều 22 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau:
- Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trung của mỗi nghề, công việc. Bộ trường Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục này.
- Ngườ sử dụng lao động thực hiện đầy các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung yêu cầu tư vấn: Hỏi luật sư tư vấn về phụ cấp độc hại: Kính gửi Luatminhgia! Tôi là nhân viên của một công ty nước ngoài (100% vốn Nhật Bản). Tôi có làm việc trong môi trường độc hại: tiếp xúc với các loại dung môi độc hại (toluen, benzen, MEK, ....), và làm các công việc liên quan đến cao su (phối trộn, lưu hóa ... có tiếp xúc một số loại hóa chất độc hại như lưu huỳnh và điều kiện nhiệt độ cao.) Như trường hợp của tôi liệu có được nhận trợ cấp độc hại hay không? Nếu như được thì tôi cần làm những gì để trình lên ban lãnh đạo công ty? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:
Điều 103 Bộ luật lao động 2019 quy định chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp như sau:“Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.”
Như vậy, bạn làm công việc đọc hại nguy hiểm tại công ty nước ngoài 100% vốn Nhật bản thì phụ cấp độc hại, nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của bạn với công ty trong hợp đồng lao động mà hai bên đã ký kết hoặc được ghi nhận tại thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của công ty.
Trong trường hợp này bạn cần xem xét trong các văn bản nêu trên có đề cập về phụ cấp độc hại hay không? Nếu có, bạn có thể làm đơn đề nghị trình lên ban lãnh đạo công ty để được giải quyết.
Trân trọng!
Phòng luật sư tư vấn – Công ty Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất